Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Tịnh độ là lòng trong sạch, Di Đà là tính sáng soi

Không phải ngẫu nhiên, Phật hoàng Trần NhânTông, trong Cư trần lạc đạo phú, hộithứ hai, Ngài viết“Tịnh độ làlòng trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương; Di Đà là tính sáng soimựaphải nhọc tìm về Cực lạc”[1].
a%20di%20da%20%2814%29
Ý Ngài muốn khẳng định rằng thế giới Tịnh độ chính là tự tâm thanh tịnh của mỗi người, không cần phải hỏi rằng có haykhông có cõi Tịnh độ ở Tây phương. Phật A Di Đà chính là tự tánh sáng soi của chính lòng mình, không cần phải nhọc công tìm về cõi Cực lạc ở đâu đó nữa. Đây cũng chính là quan điểm của Thiền phái Trúc Lâm về tư tưởng Tịnh độ nhân gian được phổ biến rộng rãi trong tâm thức người dân Đại Việt vào thời Trần.
Thực tế cho thấy, vào đầu thời Trần, kểtừ khi Quốc sư Viên Chứng đưa ra lời khuyên cho vua Trần Thái Tông trong cuộchành trình lên núi Yên Tử mong cầu làm Phật được ghi trong Thiền tông chỉ nam tự:“Trong núi vốn không có Phật, Phật ởtrong tâm, chỉ cần lòng lặng mà biết, đó chính là chân Phật”;hệ quả, mộtquan điểm mới về Phật thể được hình thành. Trong một bối cảnh đất nước Đại Việtđang xây dựng và phát triển trên mọi lĩnh vực, nhất là khẳng định bản sắc vănhóa dân tộc Đại Việt, ắt hẳn nó sẽ tạosự tác động lớn vào tâm thức con người và đời sống xã hội.
Mỗi khi tư duy Phật thểthay đổi thì nội dung sinh hoạt Phật giáo thay đổi hẳn. Ta chẳng ngạc nhiên gì,các nhà lãnh đạo Phật giáo và lãnh đạo quốc gia đời Trần lấy Thiền tông làm hệtư tưởng chính, thế nên mọi tông môn, pháp môn tu tập truyền thống như niệmPhật, bái sám, trì kinh… đều được quy hướng theo sắc thái thiền trong các danhlam, thiền đường, chùa chiền bấy giờ. Mục đích cuối cùng là vận dụng mọi phápmôn tu tập vào trong cuộc sống đời thường, khiến cho mọi người đều kiến tánhthành Phật, tức là thành Phật ngay giữa cuộc đời này.
Rõ ràng, Phật giáo Thiền tông bấy giờ đãnhìn nhận Đức Phật luôn hiện hữu ở ngay trong tâm thức, chỉ cần lòng lặng màbiết thì ai cũng trở thành Phật. Một quan điểm như thế đã tác động chi phốitoàn bộ lịch sử tư tưởng Phật giáo Đại Việt, điều đó cũng có nghĩa nó cũng cóảnh hưởng tương tác với lịch sử tư tưởng dân tộc từ đó trở về sau. Trong bài NiệmPhật luận,Trần Thái Tông đã phát biểu một cách dứt khoát: “Thân ta tứclà thân Phật, không có hai tướng”.Tuệ Trung Thượng sĩ trong Thượng sĩngữ lụccho rằng: “Khi mê không biết ta là Phật”.Trần Nhân Tôngtrong Cư trần lạc đạo phú thì tuyên bố:“Bụt ở cong nhàChẳngphải tìm xa,Nhân khuấy bổn nên ta tìm BụtChỉn mới hay chínhBụt là ta”.
Rõ ràng, các thiền gia chứng ngộ đời Trần đã nói rõ Phật vàchúng sanh không khác. Đó chính là giá trị nhân sinh của một tinh thần Thiềnhọc như là lời giải đáp tại sao chúng ta hiện hữu trên cõi đời này.
Thế nên, trong cương vị là Tổ khai sángdòng thiền Trúc Lâm, cũng là người đứng đầu quốc gia Đại Việt, Phật hoàng TrầnNhân Tông khao khát xây dựng dựng thế giới Tịnh độ nhân gian ngay tại cuộc đờinày, cũng nghĩa là xây dựng cõi Tây phương ở chốn trần thế đầy bụi bặm trongtinh thần Cư trần lạc đạo. Sự thật nàykhông phải ngẫu nhiên mà thiết lập được, nó là một quá trình thể nhập chuyểnhóa nội tâm qua những phương thức tu trì lâu dài của cả cộng đồng người dân ĐạiViệt được diễn ra kể từ đạo Phật du nhập vào nước ta cho đến nay.
Rõ ràng, trên tinh thần của bản kinh Vô lượng thọ, còn gọi là Đại vô lượng thọ, thế giới Tây phươngđược kiến lập bởimột hình thức trangnghiêm của cung điện vàng ngọc, cây báu,… ở đó còn có đức Phật A Di Đà đangthuyết pháp cùng với 48 lời nguyện được mọi người dân Phật tử hướng nguyện.Trong 48 lời nguyện này, có lời nguyện rằng tất cả chúng sinh, nếu ai niệm PhậtA Di Đà thì khi lâm chung sẽ được Ngài tiếp dẫn đưa về thế giới Tịnh độ thanhtịnh, đẹp đẽ. Tại đây, tự thân người đó không còn bị đau khổ sinh tử trầm luân nữa.Đích thực là tự mình được diện kiến Phật A Di Đà và được Ngài dạy bảo, sau đólà đợi ngày thành Phật.
Rõ ràng, tư tưởng và tín ngưỡng mong cầu đạt đến mộtthế giới Tây phương Tịnh độ để thành Phật là thế. Việc con người sống trong thếgiới hiện thực khổ đau này luôn mong ước tìm cầu, hướng niệm được diện kiếnhình ảnh đức Phật A Di Đà ở cõi Tây phương, hẳn nhiên là một nhu cầu có thật vàcấp thiết. Ngay trong bản kinh A Di Đà(Đại 12 - 354), một bản kinh nhật tụng hàng ngày của người Phật tử, cũng đã môtả lộ trình về cõi Tây phương rất là sống động, thu hút biết bao người dân, mọithành phần trong xã hội nỗ lực hành trình về miền Tịnh độ: “…Hành giả đi về phía Tây quá mười vạn ức Phật độ, có một thế giới Cựclạc của đức Phật A Di Đà”.
Phật A Di Đà chính là vị Phật biểu trưngcho một Phật thể có thọ mạng vô lượng, trí tuệ vô cùng, công đức vô biên (Vôlượng thọ, Vô lượng quang, Vô lượng công đức). Cho nên vấn đề đặt ra cho ngườihọc đạo phải thiết lập Tín - Hạnh - Nguyện trong cuộc hành trình về miền đất anlạc. Nghĩa là một người tu tập pháp môn hướng niệm về Cực lạc, trên cơ sở khởilòng tin bất động có một thế giới Tịnh độ ở Tây phương do đức Di Đà làm giáochủ mà thực thi hành trì niệm Phật, thể nhập hạnh nguyện của mình vào để cầuvãng sinh “Lâm chung Tây phương cảnh,phân minh tại mục tiền”.Nó lý giải tại sao vào thời kỳ Phật giáo du nhập,tín ngưỡng Tịnh độ đã được người dân nước ta thực thi hành trì, mong cầu trongsuốt cả cuộc đời, ít nhất là khi nhắm mắt xuôi tay, giã từ cuộc đời có thể diệnkiến Phật, cụ thể là thấy được đức Di Đà tiếp dẫn về cõi Cực lạc ở Tây phương.
Và thực tế đã minh chứng cho thấy, ngay từthế kỷ V, tư tưởng Tịnh độ và phương thức niệm Phật đã đã được hành trì tạinước ta. Rõ nét nhất là sự kiện sư Đàm Hoằng đến Giao Châu tu hành theo giáo lýTịnh độ, chỉ tập trung hành trì theo bản kinh Vô lượng thọ và Thập lục quánvới một ước mong duy nhất là được vãng sinh về thế giới Cực lạc phương Tây[2]. TheoVãng sinh Tịnh độ truyện (q.Thượng tờ112a22-b7) do Giới Châu biên soạn vào năm 1068-1077, thì Đàm Hoằng đã sống vàtu hành như sau: “Thích Đàm Hoằng, ngườiHoàng Long, hoặc có sách nói là người Cao Bưu của Quảng Lăng, trong khoảng TốngVĩnh sơ, nam du Phiên Ngung, dừng ở chùa Đài, sau đến chùa Tiên Sơn, Giao Chỉvào khoảng năm 425. Ngoài việc nhang đèn, hoàn toàn không làm gì khác, chỉ tụngVô lượng thọ và Thập lục quán (Quán kinh) không biết bao nhiêu lần. Hoằng mỗilần niệm nói: Một thân muôn nối, niệm chính khó giữ, có thể nương niệm chính,mới sớm thấy A Di Đà”.
Điểm đáng nói của sự kiện sư Đàm Hoàngtrong tiến trình tu tập pháp môn Tịnh độ là sư đã minh chứng cho giới Phật tửbấy giờ có niềm tin để thực hiện hoài bão thấy Phật là một sự thật. Đó cũng làhình ảnh sư đã tự thiêu cúng dường Tam bảo và hóa thân sắc vàng, cỡi con naivàng đi về Tây phương như trong Cao Tăngtruyện (q.12 tờ 405c 19-28) lược ghi: “Vàonăm Hiếu Kiến thứ 2 (455), sư nhóm củi trên núi, lén vào trong củi lấy lửa tựthiêu. Đệ tử đuổi kịp, ôm giữ đem về, thì nửa mình đã cháy, trải tháng mới biếtchút ít. Sau đó, xóm gần có hội cả chùa đối phó. Hoằng vào ngày ấy, lại vàohang núi tự thiêu. Dân xóm đuổi tìm thì mạng Hoằng đã dứt. Do đó họ chất củithêm, đốt lửa ngày hôm sau mới tắt. Ngày hôm đó, dân xóm đều thấy Hoằng thânvàng, sắc vàng, cỡi một con nai vàng đi về phía Tây rất nhanh, không nghỉ hỏihan. Tăng tục mới hiểu sự thần dị, cùng lượm xương tro, để dựng tháp thờ”.
Cũngtừ đó, phải chăng giới Phật tử Việt Nam thời bấy giờ lại có thêm niềm tin vềhình ảnh Phật thể A Di Đà để niệm Phật mọi lúc mọi nơi cho đến nhất tâm bấtloạn, mà ta có thể thấy bản kinh A Di Đà ghi: “Hành giả nhất tâm niệm Phậttromg một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, bảy ngày chođến khi nhất tâm bất loạn…”. Đó là lúc mà tự thân người tu trì diện kiến đứcPhật A Di Đà ở cõi Tây phương Tịnh độ, giải thoát mọi khổ đau.
Sách Thiềnuyển tập anh[3],cũng ghi nhận ngoài việc thiền sưKhông Lộ tôn trí tượng Phật A Di Đà để phụng thờ, còn đề cập đến việc thiền sưTịnh Lực, học trò của Đạo Huệ, thuộc thế hệ thứ 11, dòng Vô Ngôn Thông. Ông đãvâng lời Đạo Huệ dạy: “Tâm ấn chư Phật,người đã có sẵn, không cần theo ai mà được”.Sư thưa: “Đã được thầy chỉ dạy, nhưng nay nên trụ nơi nào?”.Đạo Huệ bảo: “Chẳng cần đi đâu xa, ở tại Vũ Ninh là tốt”.Sư lên thẳng núi, cất am cỏ, ở tu. Kết quả, qua 12 năm tu hành, chứng đắc pháp “niệm Phật Tam muội”nhờ công phu niệmPhật mà được đại định.
Điều quan trọng là sư đã dạy các môn đồ của mình khôngnên tìm cầu Phật bên ngoài mà đạt được và nếu muốn diệt trừ các ác nghiệp thìnên áp dụng phương pháp niệm Phật bằng cả tâm lẫn miệng cho đến khi nào để thấytự tính Di Đà (thấy tánh mà thành Phật). Vậy là pháp môn Niệm Phật tam muội màThiền sư Tịnh Lực chứng đắc và phổ biến trong các thiền đường ở nước ta vàothời Lý cho mọi người tu tập, thực chất là phương pháp thiền định bằng cáchniệm tưởng (nghĩ nhớ) đến Phật, căn cứ trên bản kinh Vô lượng thọQuán kinh.
Đến thời Trần thì quá trình hình thành hộinhập và phát triển đã hội tụ đầy đủ các tông Thiền, Tịnh, Mật trong diễn trìnhsinh hoạt tâm linh của cộng đồng người dân nước Đại Việt. Với quan điểm Phật tại tâm, phương thức niệm Phật theoThiền phái Trúc Lâm là loại bỏ niệm xấu thay vào đó là niệm tốt để tâm trở nêntrong sạch hoàn toàn. Mục đích cuối cùng mà Phật hoàng mong muốn là làm hóahiện thế giới Tịnh độ ngay giữa cuộc đời bằng cách mỗi người dân Đại Việt tutập thành tựu được cái tâm thanh tịnh, trong sạch, không có sự cấu bẩn của bụitrần (Tịnh độ là lòng trong sạch).
Do đó, mỗi người dân Đại Việt bấy giờ, sốngtrong một xã hội đầy biến động, việc cần xác định trước tiên, là biện tâm, tẩyrửa tâm để tâm thanh tịnh. Mỗi khi tâm thanh tịnh thì Tịnh độ mới xuất hiện ởcõi lòng. Nói như trong Khóa hư lục, bảnkinh nhật tụng đời Trần, qua bài NiệmPhật luậnlà tâm người học đạo luôn phải khởi niệm thiện, khi niệm thiệnkhởi thì niệm ác không có cơ duyên hiện khởi. “Tâm khởi điều thiện tức tức là điều thiện. Niệm thiện khởi thì thiệnnghiệp báo ứng lại”. Để có những niệm thiện, những niệm tốt, ý nghĩ lànhthì không cách gì hơn là mỗi người nên niệm Phật.
Niệm Phật nhằm có khả năng xửlý những sai lầm, ngõ hầu dập tắt ba nghiệp thân khẩu ý: “Trong lúc niệmPhật thân thẳng ngồi ngay, không làm việc tà, như vậy là tắt được nghiệp thân.Miệng tụng lời chân chính, không nói điều xằng bậy, thế là tắt được nghiệpmiệng. Ý chăm chú ở sự tinh tiến, không nảy sinh ý nghĩ tà, thế là tắt đượcnghiệp ý”[4].
Trong tinh thần niệm Phật theo sắc tháithiền đó, niệm Phật trở thành phương thức tu tập loại bỏ tập khí dần dần, hướngđến thuần thục để tâm trở nên tịch tịnh. Đối tượng để tu tập là nhớ nghĩ vềPhật. Tập trung nghĩ vào một đối tượng là một hình thức “chỉ”.Sâu hơnnữa thấy rõ tâm thức ấy biểu hiện những hành động gì, có sai trái thì phải nỗlực hối cải, tẩy rửa tâm thức, đây là một hình thức “quán”.Mỗi khi hànhgiả đã quán thấy rõ sự vật, tỉnh thức với những việc sai trái thì sẽ điềuchỉnh. Đây là một phương thức “chỉ quán song tu”,thực chất là nhữngbước đi đầu tiên của thiền.
Việc vận dụngpháp môn niệm Phật vào việc hành thiền, chứng tỏ Thiền phái Trúc Lâm kế thừa vàtùy duyên hướng dẫn quần chúng bước vào nếp sống đạo thiền đi từ thấp đến cao,chú tâm hướng nội, tìm lại Phật thân. Phật thân đó, ta có thể tóm tắt ngắn gọntôn ý của Phật hoàng: “Tịnh độ là lòngtrong sạch, Di Đà là tự tính sáng soi”.Đây là kết quả biến đổi từ một nộidung mang màu sắc tư tưởng Tịnh độ sang sắc thái“thiền”mà thiền TrúcLâm nỗ lực thiết lập và vận dụng vào đời sống tu tập thực tiễn.
Chủ trương nàyđã hóa thành hiện thực, nó lý giải tại sao vào đời Trần - Phật giáo Đại Việt cóhình ảnh Phật hoàng Trần Nhân Tông ra đời, và quan trọng hơn mọi người dân nướcViệt có thể kiến tạo Phật quốc trong lòng mình bằng nếp sống đạo Thiền “Cư trần lạc đạo”,đúng như trong Thượngsĩ ngữ lụccủa Trần Tung mô tả qua bài kệ Thị tu Tây phương bối [5]:
Thân báu Di Đàtại đáy lòng,
Bốn phương thân pháp tỏa mênh mông.
Cả trời chỉ thấy vừng trăng quạnh,
Đêm lắng vàothu vũ trụ trong.
Thích Phước Đạt
1-Thơ văn Lý Trần, tập 2, quyển thượng, Nxb. KHXH, HN, 1989, tr. 505.
2- Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 1, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1999.
3- Lê Mạnh Thát, Nghiên cứu Thiền uyển tập anh, Nxb TP. HCM, 1999, tr. 223.
4- Viện văn học, Thơ văn Lý Trần, tập 2, quyển thượng, Nxb. KHXH, HN, 1989, tr.84.
5- Viện Văn học, Thơ văn Lý - Trần, Sđd, tr. 242.

Cận cảnh quá trình phân hủy sau cái chết của con người

Chết là một thực tế của cuộc sống mà ai cũng phải trải qua. Mỗi ngày trên toàn thế giới có khoảng 150.000 người qua đời. 

Một người được coi là đã chết khi tim ngừng đập và não bộ không còn khả năng nhận thức mọi việc xung quanh. Sự ra đi đó là kết quả của nhiều yếu tố: bệnh tật, tai nạn bất ngờ hay chỉ đơn giản là do già yếu. Nhưng liệu những nhận thức như thế đã đúng và đủ? 

Hãy cùng khám phá toàn bộ quá trình phân hủy của cơ thể người sau cái chết dưới góc nhìn khoa học.

Cận cảnh quá trình phân hủy sau cái chết của con người 1
Thời điểm Thần Chết tới, tim bạn sẽ ngừng đập, toàn thân bất động, hơi thở ngắn, gấp gáp và tai bắt đầu lạnh đi vì thiếu sự lưu thông máu. Bên trong cơ thể, máu mất dần màu đỏ. 

Phổi ngừng hoạt động, gây ra những âm thanh kì lạ được gọi là “tiếng gọi tử thần”. Tuy nhiên, lúc này, não người chưa thực sự chết hẳn mà vẫn còn khả năng thực hiện chức năng chữa lành các bộ phận khác.


Cận cảnh quá trình phân hủy sau cái chết của con người 2
Giờ G, còn được gọi là thời điểm 0 phút, tức là khi não chết lâm sàng do không nhận đủ oxy. Cái chết của bộ phận quan trọng bậc nhất này kéo theo rất nhiều hệ lụy. 

Đồng tử trong suốt, không còn khả năng phản ứng với ánh sáng. Da người trở nên xanh xao do máu ngừng lưu thông, nhiệt độ cơ thể vì thế hạ xuống nhanh chóng. Đây là lí do vì sao rất nhiều tội phạm lợi dụng hiện tượng này, bật điều hòa nhiệt độ sau khi gây án, tạo ra thời gian tử vong giả cho nạn nhân.


Cận cảnh quá trình phân hủy sau cái chết của con người 3

1-9 phút sau, bên trong cơ thể, giai đoạn này bắt đầu xuất hiện dòng đối lưu máu, đỏ và xanh trộn lẫn với nhau. Các cơ bắp duỗi ra hoàn toàn, ruột và bàng quang hoàn toàn ngừng co bóp. 

Các tế bào não chết hàng loạt và hóa lỏng, đồng tử nở rộng và đục dần do nồng độ kali trong máu giảm mạnh. Vào cuối giai đoạn này, thân não chính thức chết, không còn khả năng hoạt động.


Cận cảnh quá trình phân hủy sau cái chết của con người 4
Sau khoảng vài giờ, cơ bắp người chết bỗng dưng siết chặt bởi lượng axit lactic tăng lên rất cao. Nó cũng gây ra sự co cứng ở các mô khác khiến tóc và lông có vẻ dài ra. Từ 4-6 giờ tiếp theo, màu đen tím tái bao phủ toàn cơ thể, toàn thân người chết có thể sẽ có hiện tượng co giật nhẹ.


Cận cảnh quá trình phân hủy sau cái chết của con người 5

1-5 ngày sau là lúc cơ thể mềm trở lại. Ở bên trong, dạ dày bắt đầu tự tiêu hóa chính nó. Vi khuẩn bắt đầu phát triển rất nhanh, gây ra hiện tượng bọt lẫn máu chảy ra ở mũi và miệng xác chết.


Cận cảnh quá trình phân hủy sau cái chết của con người 6
8-10 ngày tiếp theo, vi khuẩn nằm trong ruột sẽ ăn các mô chết và thải ra khí, khiến bụng trương lên. Các vi khuẩn trong ruột sẽ tham gia "đại tiệc", giải phóng putrescine và cadaverine - những hợp chất làm cho cơ thể có mùi sau khi chết. Lúc này, cơ thể bắt đầu phát ra một mùi khó chịu. 

Lưỡi sẽ nhô ra khỏi miệng do sưng các mô ở cổ và mặt. Các tế bào máu đỏ phân hủy làm cho một số bộ phận của xác chết chuyển sang màu xanh lá cây.


Cận cảnh quá trình phân hủy sau cái chết của con người 7

Sau vài tuần, móng tay, lông, tóc, da bắt đầu khô cứng và dễ dàng long ra. Tùy theo điều kiện môi trường chôn cất, da bắt đầu hóa lỏng từ bên trong, mục nát hoặc khô đi. Dưới lòng đất, đây cũng là thời điểm cơ thể chịu sự tấn công của côn trùng, vi khuẩn và môi trường bên ngoài.


Cận cảnh quá trình phân hủy sau cái chết của con người 8

Giai đoạn cuối cùng kéo dài vài tháng cho tới hàng năm, chất béo trong cơ thể bắt đầu phân hủy. Nếu một xác chết được tiếp xúc với đất hoặc nước lạnh thì chất adipocere (sáp mỡ có màu trắng, xốp) sẽ hình thành. Đây chính là chất béo và sáp được hình thành từ những vi khuẩn phá vỡ các mô. 


Cận cảnh quá trình phân hủy sau cái chết của con người 9
Adipocere hoạt động như một chất bảo quản, giúp cơ thể ướp xác một cách tự nhiên, tức là duy trì đặc điểm bề ngoài cơ thể. Đối với những xác chết kiểu này, các nhà điều tra không thể xác định chính xác giờ chết. 

Nếu theo cơ chế tự nhiên, không có sự can thiệp của bất cứ yếu tố nào, cơ thể theo thời gian sẽ khô đi, tiêu hủy, chỉ còn lại bộ xương mà thôi. 

* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn Listverse, Wikipedia.

Bạn có thể xem thêm: 


Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2015

hạn chế sự thành công của phụ nữ

Nếu bạn là phụ nữ, bạn muốn thành công, bạn cần phải tự tin, cẩn trọng và quan trọng hơn nữa là phải biết kiểm soát cảm xúc. Không ai có thể đi theo và nhắc bạn cần làm gì, khi nào và ở đâu.
Bạn cần tìm ra thế mạnh của bản thân để phát huy và đồng thời phải hạn chế tối đa những yếu điểm vốn có của nữ giới. Theo diễn đàn Kinh tế thế giới, kể cả khi phụ nữ có việc làm ở những lĩnh vực trong đó nam giới chiếm tỷ lệ áp đảo thì họ cũng thường phải đối mặt với một dạng phân biệt đối xử ngầm, ngăn cản họ trong công việc và thăng tiến nghề nghiệp. Chẳng hạn, chỉ có 2% tổng giám đốc của các công ty trong danh sách Fortune 500 và 5% ở các công ty nằm trong chỉ số chứng khoán FTSE là nữ. Brazil có 11% CEO các DN là nữ và đây là nền kinh tế có tỷ lệ nữ tổng giám đốc cao nhất thế giới.
Phụ nữ chiếm hơn 70% trong đời sống công sở. Khi nói đến văn hóa công sở, người ta bàn nhiều đến văn hóa ứng xử của nữ giới. Điểm mạnh và điểm yếu của phụ nữ trong giao tiếp chính là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của họ nơi “chính trường” công sở.
Phụnữ thông minh biết tận dụng thế mạnh để thành công
Một trong những thế mạnh để nữ giới “vượt mặt” phái mạnh là vẻ đẹp hình thể và một tâm lý nhạy cảm. Người ta vẫn thường nói “Anh hùng không qua được ải mỹ nhân” hay “mỹ nhân kế” để chỉ những người phụ nữ đã biết tận dụng vẻ đẹp hình thể để đạt được điều mình mong muốn. Tuy nhiên, sự tận dụng lợi thế về hình thể của nữ giới trong công sở không được khuyến khích theo cách người ta vẫn gọi là “mỹ nhân kế” này. Ngày nay, người ta chỉ thật sự tôn trọng những phụ nữ sở hữu một ngoại hình bắt mắt nhưng phải có một khả năng vượt trội. Những phụ nữ thông minh sẽ chỉ tận dụng thế mạnh về ngoại hình để “thêm điểm” cho thành công bên cạnh nhân tố chính là năng lực chuyên môn.
nhung cu chi sai lam 238x300 Những “ rào cản” hạn chế sự thành công của phụ nữNgoài ra, các nhà tâm lý học đã nghiên cứu và rút ra nhận xét, rằng phụ nữ có tâm lý nhạy cảm, ứng xử linh hoạt hơn nam giới. Tính tình mềm mỏng, phản ứng tích cực hơn trước hoàn cảnh bi đát, nhận biết nhanh trước tình thế và luôn có tính ôn hòa, dễ đồng cảm, thân thiện… giúp nữ giới luôn tạo ra cho mình mối quan hệ xã hội tốt, có ý thức làm đẹp cho cuộc sống. Các cuộc đàm phán vì thế nếu có sự tham gia của nữ giới bao giờ cũng đỡ căng thẳng và dễ thành công hơn khi chỉ có mình phái mạnh. Và người ta nói, một công sở không nên thiếu bóng dáng của nữ giới bởi họ được ví như dòng nước mát trong cơn nóng bức, là hơi thở ấm áp khi mùa đông về…
Tuy nhiên, có một thực tế là nữ giới chiếm số đông nơi công sở nhưng các vị trí quan trọng lại chỉ thường dành cho nam giới. Người ta vẫn đánh giá nam giới cao hơn nữ giới khi đề bạt các vị trí lãnh đạo, bởi họ thấy rằng ở phụ nữ còn có những yếu điểm không thích hợp cho các vị trí cấp cao.
 Yếu điểm ảnh hưởng đến sự thăng tiến của phụ nữ
 Những yếu điểm phổ biến của nữ giới thường là cả tin, thiếu tự tin và không kiềm chế được cảm xúc. Những yếu điểm này khiến họ nhiều khi phải chịu thiệt thòi trước cánh đàn ông, dù rằng công sức của họ bỏ ra nhiều hơn nam giới.
Quá tin người cũng xuất phát từ tâm lý nhạy cảm, yếu mềm của phụ nữ.
Phụ nữ thường không thể giải quyết sự việc “lạnh lùng” như phái mạnh. Họ thích những kết cục có hậu nên khi mọi người giải thích sự việc, nghe “xuôi tai” là họ chấp nhận ngay. Sự cả tin sẽ khiến phụ nữ khó giữ vững lập trường, đức tính quan trọng nhất của một người lãnh đạo.
Sự thiếu tự tin: 
Phụ nữ thường có thói quen đánh giá thấp các thành quả của mình, liên tục xin lỗi dù sai hay đúng và thường giữ im lặng trong các buổi họp hay thuyết trình… Điều này khiến họ tự đánh mất đi các cơ hội thăng tiến và nhiều quyền lợi nghề nghiệp.
Khó kìm chế cảm xúc: Đó là lí do vì sao người ta không để phụ nữ nắm giữ các vị trí quan trọng. Phụ nữ thường để cảm xúc chi phối trong công việc, rất khó kiềm chế các cơn nóng giận, hay than thở và hay khóc lóc… Đây được xem là những hành động của sự thiếu chuyên nghiệp và cho thấy sự yếu đuối của phái nữ.
Nặng gánh gia đình: Phụ nữ thường nặng gánh gia đình hơn đàn ông. Thời gian làm việc ngắn hơn cũng có thể khiến phụ nữ ít đầu tư vào đào tạo chuyên môn, hay người sử dụng lao động ít muốn tổ chức đào tạo. Thực tế này làm giảm cơ hội thăng tiến lên những vị trí lãnh đạo cao hơn của phụ  nữ.
Để tạo ra sự bình đẳng, 9 đề nghị được đưa ra, từ việc cung cấp cho phụ nữ các khóa đào tạo về kỹ năng lãnh đạo, thương thuyết và khả năng tác động để họ được trang bị tốt cho vai trò quản lý cấp cao, đến yêu cầu đối với các tổ chức phải xây dựng những chương trình hỗ trợ và cung cấp hướng tiếp cận với những gương điển hình, mạng lưới và người cố vấn giàu kinh nghiệm để giúp các đồng nghiệp nữ vượt qua trở ngại và thành công. Giới chuyên gia cũng chứng minh rằng, các công ty cần có sự bình đẳng giới trong bộ phận quản lý cấp cao nhằm hội nhập vào thị trường toàn cầu một cách chiến lược và sáng suốt. Chẳng hạn, nhiều nghiên cứu xác nhận nam và nữ sẽ có những phong cách lãnh đạo và sự nhạy cảm khác biệt, nhưng lại bổ sung cho nhau trong công việc.

Tâm sự cô gái tự nhận là con rơi

hời tung hoành của ông trùm này nhiều người biết khá rõ nhưng họ lại không thể biết, khi còn sống, Khánh yêu bao nhiêu người phụ nữ và có bao nhiêu đứa con? Vì trong hồ sơ nhân thân, Khánh chỉ khai tên tuổi của những đứa con với vợ chính thức. Còn thực tế việc Khánh có “con rơi, con vãi” như thế nào thì chỉ có “những người trong cuộc” mới biết. Và lời tâm sự của một cô gái tự nhận là con rơi của “ông trùm” Khánh “trắng” cho chúng tôi khá nhiều bất ngờ...
Da trắng và... lạnh lùng như bố

Đó là tâm sự của cô gái tên Y, người tự nhận mình là con ngoài giá thú của Khánh “trắng”. Theo nguồn tin PV tìm hiểu được, Y chính là con gái một người vợ hờ của Khánh “trắng”. Người này được Khánh tổ chức tiệc rước nàng về dinh khá ấn tượng nhưng không đăng ký kết hôn.

Cô vợ hờ này rất đẹp, sinh ra trong một gia đình có cha bị nghiện, mẹ ham mê cờ bạc đến vào tù ra tội như cơm bữa. Cô ta được Khánh “để mắt” tới từ khi Khánh đang là ông trùm nổi danh cả trong thế giới ngầm lẫn trong những mối quan hệ trong công tác xã hội. Cô vợ hờ này đã theo tiếng gọi của tình yêu, của “ánh hào quang giang hồ” nên rất ngưỡng mộ ông trùm Khánh “trắng”. Cô ta bất chấp lời khuyên của mẹ, của người thân, bỏ người yêu để theo Khánh khi mới bước qua tuổi trăng tròn.
 Tâm sự cô gái tự nhận là con rơi của ông trùm Khánh “trắng“ - 1
Y (thứ 2 từ phải sang) trong một lần đi chơi cùng đám bạn.

Thế nên, theo nhiều nguồn tin, khi cô ta sinh con gái đầu lòng tên Y cho ông trùm, Y được bố cưng chiều và yêu quý nhất trong số những đứa con. Cũng theo nguồn tin này, khi Khánh “trắng” xộ khám, Y  mới gần 5 tuổi. Vì thế, những kỷ niệm về cha với Y chỉ là những món quà đắt tiền và sự cưng chiều đến thái quá của ông trùm với cô con gái được Khánh cho là duy nhất của mình.
Nói về chuyện đó, Y không nhớ nhiều lắm. Y chỉ nhớ đơn giản rằng: “Bố chiều cháu lắm, thỉnh thoảng đưa cháu đi chơi, ăn kem, mua quần áo, mua búp bê. Bố cưng cháu đến mức các anh chị phát tức. Có lần, bố đánh anh vì dám trêu cháu. Bố rất hay mua búp bê cho cháu... Bố bảo, cháu giống mẹ, giống bố và xinh như búp bê”.
“Theo cháu, cháu giống bố ở điểm nào?” – tôi hỏi. Y phản ứng tự nhiên: “Cháu giống bố ở cái da trắng và cũng rất lạnh lùng. Thế nhưng, bố rất yêu chiều cháu. Cháu ngủ riêng ở phòng nhỏ bên cạnh, cháu nhớ như in những tối không có việc gì, bố đều sang chơi và ru cháu ngủ. Bố bảo rằng, cháu rất giống búp bê Nga”.
“Bố yêu cháu thế, sao nói chuyện về bố, cháu cũng lạnh lùng vậy?”, tôi hỏi. Y im lặng khá lâu, rồi nói: “Cháu không thích bày tỏ cảm xúc cho mọi người biết, cũng không than vãn cho số phận của mình. Đi học thời phổ thông, nhiều bạn quý cháu nhưng khi biết cháu là con bố Khánh, các bạn ấy bắt đầu dè chừng. Học hết phổ thông, cháu thi trượt đại học, ở nhà phụ giúp mẹ bán hàng. Rất nhiều người con trai theo đuổi cháu, nhưng khi biết cháu là con tử tù, con ông trùm, họ lặng lẽ bỏ rơi cháu. Cháu thấy tủi thân. Có thời điểm, cháu trách bố, mẹ nhiều lắm nhưng giờ thì quen rồi...”.
Chuyện về con búp bê của Khánh "trắng"
Tôi cảm thấy có gì đó hơi cay ở mắt, gai ở sống lưng bởi tâm sự quá thật của Y. Thế nhưng, xâu chuỗi lại rất nhiều sự kiện, tôi cho rằng, Y không oán trách bố vì những lý do rất riêng. Bằng chứng là  Khánh rất yêu con gái, ví con như búp bê Nga xinh đẹp và rất thích mua búp bê cho con gái chơi. Thấy bảo, khi đi trả án, Khánh cũng có nguyện vọng, để búp bê ở trong quan tài với mục đích luôn nhớ và yêu thương cô con gái bé bỏng của mình(?).
 Tâm sự cô gái tự nhận là con rơi của ông trùm Khánh “trắng“ - 2
Ông trùm Khánh "trắng".

Quản giáo tên P (người trực tiếp trực buồng giam tử tù Khánh, đã về hưu) cho biết, trước khi thi hành án, ông rất lấy làm lạ, bởi Khánh cứ ôm khư khư con búp bê. Có người còn nghĩ đến “kịch bản”, hay Khánh có vấn đề về giới tính, có người lại nghĩ đến chuyện bùa ngải nhưng không ai nói ra.
“Tìm hiểu, tôi mới biết không phải vậy. Khánh là tử tù kín tiếng, không chửi bới, la khóc hay than trách số phận như một số tử tù khác. Khánh khá bản lĩnh trong chuyện này... Những ngày cuối cùng trong phòng biệt giam, da Khánh trắng bệch, nhiều đêm mất ngủ nên mắt thâm quầng nhưng vẫn sắc lạnh. Ngày cũng như đêm, thức hay ngủ, ăn và vệ sinh, trừ tắm là Khánh không ôm búp bê. Khánh tâm sự rằng, con búp bê ấy như định mệnh của đời hắn vậy. Trước khi đi mua nó, có rất nhiều chuyện xảy ra. Mua rồi, chưa kịp đưa cho con gái thì bị bắt. Khánh kể với tôi rằng, con búp bê ấy mua ngày 13 âm lịch và giá là 13.000 đồng. Khánh bảo, khi ôm con búp bê là Khánh cảm giác như có con gái bên cạnh”, ông P cho biết.
Lục lại trí nhớ, ông P bảo: “Có một hay hai lần gì đó, trong số người thăm nuôi tử tù Khánh, có một phụ nữ trẻ và một đứa bé chưa đến 10 tuổi. Người mẹ trông thanh thoát, đứa trẻ xinh xắn. Cô bé có hỏi bố, thì người mẹ trả lời "Bố đang bị bệnh, phải đi chữa bệnh". Đứa trẻ còn hỏi, "Ở đây là bệnh viện thật hả mẹ? Sao mọi người lại mặc quần áo kẻ sọc mà không phải quần áo trắng? Bệnh viện chữa bệnh cho người lớn à? Phòng bố nằm chữa bệnh ở đâu? Bố mua búp bê cho con chưa?"... Khánh im lặng, ôm con. Hết giờ thăm nuôi, cô bé đi về với lời hứa của Khánh “Khỏi bệnh, bố về, mua nhiều búp bê cho con”. Người phụ nữ vừa đi, vừa gạt nước mắt thật nhanh như thể không muốn để con gái biết mình khóc”.
Y không nhớ nhiều lắm nhưng trả lời rất thật rằng: “Cháu nhớ bố vì từ ngày bố bị như thế, chẳng ai mua búp bê cho cháu. Lớn lên, nỗi nhớ về bố bị phai mờ dần nhưng mỗi lần có chuyện gì liên quan đến bố hoặc ai nhắc đến bố, mẹ lại khóc và trút lên đầu cháu rất nhiều thứ. Lúc thì mẹ khóc, lúc mẹ im lặng, lúc thì mẹ nói bố thế này, thế kia. Rất nhiều chuyện mẹ nói, cháu chẳng hiểu gì hết. Với mọi người, mẹ rất lạnh lùng. Có nhiều người đàn ông đến chơi, kiểu như tìm hiểu nhưng khi biết mẹ có con với tử tù, họ cũng lặng lẽ bỏ đi như những người con trai đến tìm hiểu cháu vậy...”.

Lưu Bị tín nhiệm nhất trong ngũ hổ tướng

Thời Tam Quốc nổi tiếng nhất có lẽ phải nhắc đến ngũ hổ tướng của Lưu Bị, nhưng trong số đó, ai là người được Lưu Bị tín nhiệm nhất? 

Ai la nguoi Luu Bi tin nhiem nhat trong ngu ho tuong?
Ảnh minh họa ngũ hổ tướng của Lưu Bị. 
Thời Tam Quốc danh tướng rất nhiều, nhưng nổi tiếng nhất có lẽ phải nhắc đến ngũ hổ tướng của Lưu Bị. Đây đều là những bậc anh hùng hào kiệt hiếm có trong thiên hạ.
Trong ngũ hổ tướng, Quan Vũ là biểu tượng của tính hào hiệp, trượng nghĩa và trung thành, nhưng tính tình hơi kiêu căng, ngạo mạn. Trương Phi là người rất khẳng khái, bộc trực nhưng quá nóng nảy. Hoàng Trung tuy là lão tướng nhưng sức địch muôn người, can đảm, cương nghị. Mã Siêu là vị võ tướng dũng mãnh nổi danh trong lịch sử vì sức mạnh, anh dũng, thiện chiến trong chiến đấu. Nhưng người được Lưu Bị tin tưởng nhất không ai thay thế được chỉ có Triệu Vân. Tại sao vậy?
Thứ nhất: Triệu Vân là người rất thông mình. Trước khi theo Lưu Bị, ông từng là tướng quân của Viên Thiệu. Chứng kiến sự bất nhân, tàn bạo của Viên Thiệu nên Triệu Vân đã bỏ đi. Sau này, ông theo Công Tôn Toản và không lâu sau thì gặp Lưu Bị. Lúc đó ngũ hổ tướng của Lưu Bị mới có Quan Vũ, Trương Phi.  
Thứ hai: Triệu Vân là người tinh thông võ nghệ. Bản lĩnh của Triệu Vân đã nổi tiếng thời cuối Đông Hán. Nhân gian lưu truyền rằng, Triệu Vân là tướng quân toàn thắng. Bản lĩnh chiến trận không hề thua kém danh tướng Lã Bố. Nhưng Lã Bố là người tham vàng bỏ ngãi nên cuối cùng đã thắt cổ tự tử tại Bạch Môn lầu. Triệu Vân tuy giỏi và đầy bản lĩnh nhưng trước sau một lòng trung thành, một dạ trung kiên với Lưu Bị.
Thứ ba: Triệu Vân là người dũng cảm, mưu trí. Trận đánh lịch sử vang danh Triệu Vân chính là trận Tràng Bản. Một mình ông cưỡi con bạch mã, tay cầm cây thương xông pha giữa hàng vạn quân Tào. Ông đã tả xung hữu đột cứu được A Đẩu an toàn trở về. Chính Tào Tháo chứng kiến cảnh đó cũng cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ và thốt lên rằng: “ Từ khi Lã Bố chết ta chưa từng hổ tướng như vậy”.
Thứ tư: Triệu Vân Triệu Tử Long là người mưu lược. Trận đánh dùng kế vườn không nhà trống nổi tiếng nhất trong lịch sử thực ra không phải do Gia Cát Lượng mà chính là ông bày trận. Chi tiết này được ghi chép rất rõ trong “Tam quốc chí Triệu Vân truyền” của Trần Thọ, nhà Tấn .
Thứ năm: Triệu Vân luôn biết nghĩ cho đại cục. Sau khi Quan Vũ chết trận. Trương Phi mất mạng. Lưu Bị rất giận dữ và muốn tiến đánh Đông Ngô. Rất nhiều người kể cả Khổng Minh cũng không dám khuyên can. Lúc này chỉ có Triệu Vân đã dám can gián Lưu Bị. Tuy việc can gián thất bại nhưng cũng đủ khiến người đời hiểu rõ hơn về sự hiểu biết, mưu lược và tầm nhìn xa rộng của Triệu Vân. Đây cũng chính là những yếu tố khiến ông luôn được Lưu Bị tin tưởng và tín nhiệm nhất.
Tuyết Mai (theo Sina)

câu nói tệ nhất khi nói với bạn trai

Bạn yêu chàng và sẽ chẳng bao giờ muốn làm chàng tổn thương vì những câu nói trong lúc vô tình của mình? Hãy ghi nhớ 8 câu nói này và đừng bao giờ nói với chàng, vì những câu này có thể huỷ hoại tình cảm giữa bạn và chàng đấy.


1. Em ghét những người bạn của anh.
Có thể, bạn chẳng mấy đánh giá cao một anh chàng lôi thôi luộm thuộm hay thích nhậu nhẹt của chàng, nhưng đừng bao giờ nói câu này với chàng nhé. "Ghét" là một từ khá nặng, trong khi bạn bè có thể một phần nào thể hiện tính cách thật của chúng ta. Vì vậy nên câu nói này cũng giống như một lời sỉ nhục đối với các chàng đấy.
2. (Tên người yêu cũ) sẽ chẳng bao giờ làm như anh.

Nếu bạn vẫn còn nhớ đến người yêu cũ và anh ta có nhiều điều tuyệt vời đến thế thì tại sao bạn lại không ở cạnh anh ta? Nếu chàng có quá nhiều điểm thua kém người cũ của bạn thì sao bạn chọn ở bên cạnh chàng? Đàn ông cực kỳ ghét khi phải nghe nửa kia so sánh mình với người cũ.


3. (Tên người yêu cũ) đã từng làm việc này cho em.
Hãy nhớ rằng, bạn đừng bao giờ nhắc đến người yêu cũ với người yêu hiện tại dù dưới bất kỳ hình thức nào. Vẫn là câu hỏi như trường hợp trên "Nếu bạn vẫn còn nhớ đến người yêu cũ và anh ta có nhiều điều tuyệt vời đến thế thì tại sao bạn lại không ở cạnh anh ta?"
4. Trông em thế nào?

Chỉ thực sự hỏi câu này khi bạn thực sự muốn biết về ngoại hình của mình. Nếu không, bạn sẽ phải nổi giận vì những câu trả lời đôi khi quá thành thật của chàng đấy. Bởi vì, về cơ bản, đàn ông là giống loài không thể phân biệt được sự khác nhau giữa những chiếc váy hay các kiểu trang điểm. Chàng chỉ có thể khen lấy lòng bạn hoặc chê bai hoặc lảng đi để lánh nạn thôi.


5. Em ổn!


Đây là hai từ có khả năng khiến phái mạnh sởn da gà vì sợ nhất. Khi nói hai từ này, có thật là bạn đang ổn và không cần chàng quan tâm không? Đặc biệt là sau khi cãi nhau với chàng hoặc sau khi bạn khóc lóc một trận với chàng sẽ thì hai từ này đú sức đưa chàng vào một mê cung không biết bạn đang nghĩ gì và cảm giác như thế nào. Vì vậy, đừng bao giờ thử thách chàng với 2 từ này hoặc câu "Không có gì".
6. Không được nhìn "nhỏ" đó!
Thích ngắm nhìn cái đẹp là nhu cầu toàn cầu của con người, hơn nữa, chàng chỉ nhìn chứ đã "xơ múi" gì những cô nàng hot girl lượn qua mặt mình đâu nào. Bạn càng cấm cản, chàng sẽ càng cảm thấy tù túng và ngột ngạt khi ở cạnh bạn.

7. Em đến trễ.


Mặc dù đi trễ không phải là vấn đề có thể ảnh hưởng đến sự vận động của thế giới, tuy nhiên, phớt lờ sự quan tâm cũng như chờ đợi của chàng thì lại là chuyện khác. Nam giới cũng sẽ rất ngán ngẩm những cô nàng thích đi trễ. Nếu bạn đến trễ thì hãy thẳng thắn và cho chàng biết lý do thì chàng cũng sẽ chẳng mấy để tâm đến việc trễ hẹn của bạn.


8. Khi chúng mình cưới...
Nếu cả hai chưa có những thoả thuận rõ ràng về hôn nhân thì chàng sẽ cảm thấy khá sợ hãi khi bạn nói câu này vì cho rằng bạn đang thúc ép chàng kết hôn. Khi đó, có thể chàng sẽ dựng lên một rào cản nội tâm đẩy hai người xa nhau hơn.

"HAY NHẤT TRONG NĂM"

Trước tiên phải bái phục sự can đảm của tác giả cho biết rõ dịa chỉ nhà ở, số điện thoại của tác giả một cách công khai. Thứ hai khâm phục hiểu biết và lý luận thật vững chắc không có một sơ hở nào để bị đánh bại. Qua hai yếu tố trên, tôi đánh giá bài viết "HAY NHẤT TRONG NĂM" (vì không thấy đề năm nào) không những của VN mà của cả thế giới, nhất là THẾ GIỚI CỦA NGƯỜI NGHÈO. Quí vị nghĩ sao?
Ðọc bài này nghe sướng cái lỗ tai quá. Xin bái phục sự can đảm của tác giả. “Mại dâm dưới chế độ Cộng sản”
Kính gửi: ông Trương Tấn Sang,
Chủ tịch nước CHXHCN Việt nam.
Tên tôi là: Nguyễn Tiến Dân.
Ðịa chỉ: 208 Ðịnh Công Thượng – quận Hoàng Mai – Hà nội.
Ðiện thoại: 0168-50-56-430
Như đã viết trong bức thư trước, lần này, xin hầu chuyện ông với đề tài “Mại dâm dưới chế độ Cộng sản”. Ðề tài mà rất nhiều người đã đề cập. Tiếc thay, do không có thực tế, nên họ chỉ đề cập được 1 cách phiến diện.
1/ Phán xét về mại dâm, chưa có ai cho rằng nó là tốt. Ai cũng cho nó là xấu. Bởi ít nhất, nó chà đạp lên nhân phẩm của người phụ nữ. Tuy vậy, cũng không thể không thừa nhận: Mại dâm là 1 thực tế khách quan. Nó hiện diện ở khắp nơi trên trái đất. Nó có từ xa xưa. Nó tồn tại đến ngày nay và chắc chắn, nó sẽ song hành cùng nhân loại.
Ðừng có mơ cấm được mại dâm. Mại dâm chỉ không có trong xã hội nguyên thủy và trong thế giới của loài súc vật.
2/ Viết về mại dâm, không thể không nhắc đến 2 tác phẩm: Truyện Kiều của Nguyễn Du và Tiếng hát sông Hương của Tố Hữu.
a/ Ở truyện Kiều, Nguyễn Du tố cáo chế độ phong kiến mục nát, suy đồi. Ngay từ “thằng bán tơ” mạt hạng, cũng biết cách câu kết với quan lại, sai nha để ngang nhiên ăn cướp của dân lành. Truyện Kiều không nói rõ, nhưng tôi đoán (rất mong là đoán nhầm), chúng đã ném “2 cái bao cao su đã qua sử dụng” vào nhà Vương viên ngoại, tạo cớ cho “trận cướp đẹp”. Cướp sạch của nổi, của chìm của người ta rồi, chúng vẫn chưa thỏa mãn. Chúng tiếp tục “huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc”, để bắt bớ, đánh đập, tra người, khảo của. Chung cuộc, nàng Kiều dẫu có tài sắc vẹn toàn đến đâu thì cũng phải tự bán mình vào lầu xanh, lấy tiền mà đút lót tiếp cho lũ tham quan vô lại. Chỉ dám mong 1 điều thật nhỏ nhoi: Của thì đã mất rồi, nhưng cha và em được “cốt nhục vẹn toàn". Xét về đạo lí, sự hi sinh ấy, thật là lớn lao, thật là cao thượng.
Cũng như nàng Kiều, từ xưa tới nay, bao cô gái khác, khi bước chân vào chốn lầu xanh, phải đâu do họ tự nguyện. Xã hội phong kiến vô pháp, vô luân đã dồn họ đến bước đường cùng. Thúy Kiều tuy chỉ là gái lầu xanh. Nhưng từ đầu tới cuối tác phẩm, Nguyễn Du chưa bao giờ mạt sát, khinh bỉ nàng. Ông mô tả nàng có tình cảnh đáng thương và có cuộc đời đáng được thông cảm. Sống trong đống bùn, mà nhân cách vẫn tỏa sáng. Nàng không giống những kẻ đê tiện: Tối chơi gái tràn lan, ngày vẫn lên mặt “Nghĩ mình phương diện Quốc gia”. Sự khinh bỉ nếu có, Nguyễn Du chỉ dành cho chế độ phong kiến suy đồi. Một cách nhìn đầy nhân văn, phải không ông?
b/ Trong truyện ngắn Chí phèo, Nam Cao mở đầu: “Một sáng tinh sương, anh thả ống lươn nhặt được đứa bé mới đẻ xám ngắt, đùm trong cái váy đụp vứt ở lò gạch cũ”… Cuối cùng: “Thị nhìn nhanh xuống bụng mình, và thoáng chợt thấy một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua…”. Nam Cao giỏi ở chỗ tuy không trực tiếp nói ra, nhưng độc giả vẫn hiểu: “Ðó là kiếp luân hồi. Chí Phèo này có chết đi, còn nhiều thằng Chí Phèo khác đã chuẩn bị mọc lên thay thế. Ðời không thể thiếu vắng Chí Phèo”.
Với Tiếng hát sông Hương, ông Tố Hữu cũng dùng thủ pháp tương tự. Mở đầu, hiện thực của thời Thực dân, Phong kiến: “Trên dòng Hương Giang” là cô gái với bao nỗi nhục nhã, ê chề khi phải bán thân nuôi miệng… Cuối cùng (nguyên văn trong tác phẩm), ông ta có cách dòng (ngầm hiểu là đã bước sang trang, đã đến “ngày mai huy hoàng”), rồi cũng vẫn lại “Trên dòng Hương Giang”.
Riêng về mặt này, Tố Hữu xứng đáng là bậc tiên tri. “Ngày mai huy hoàng” đã đến, không còn cô gái kia trên sông, bởi cô đã quá già. Thay vào đó, hằng hà sa số những cô gái trẻ khác, mọc lên thay thế. Mại dâm đâu có mất đi trong chế độ CS. Thậm chí nó còn phát triển mạnh mẽ hơn (Khắp hang cùng ngõ hẻm, tìm đâu cũng có), tinh vi hơn (Vì nó biết cách ứng dụng cả công nghệ thông tin) và trắng trợn hơn (Bởi nó ngang nhiên tiếp thị ở ngay ngã 3, ngã 4 đường phố. Thậm chí hành nghề ngay tại gốc cây, sườn đồi)
3/ Thưa ông Chủ tịch, Trời sinh ra con người. Trên cơ thể mỗi con người, có nhiều bộ phận. Mỗi bộ phận, đều có chức năng riêng. Nếu không hoạt động, chức năng ấy sẽ bị suy thoái. Một kẻ, dẫu có mang danh Giáo sư – Tiến sĩ, nhưng đầu óc mà lười suy nghĩ, kẻ đó tất bị lú lẫn, u mê. Mắt mà không tự nhìn đường, cứ đi theo “định hướng” của ai đó, lâu dần sẽ bị thong manh.
Ðổ băng keo vào miệng thiên hạ, sẽ khiến người ta không nói được. Người ta không nói được, khiến ta không phải tranh biện với ai. Không phải tranh biện với ai, lâu dần lưỡi ta sẽ cứng lại. Lúc đó, ta ăn nói giống như 1 kẻ ngây ngô, thiểu năng về trí tuệ. “Ðè đầu cưỡi cổ” thiên hạ, những tưởng mình giỏi giang và lấy làm đắc ý. Ðâu hay: Ngồi trên lưng người khác, chân tay ta lâu ngày không phải hoạt động, cơ của nó sẽ teo đi.
Trên con tàu vũ trụ, do được điều kiện không trọng lượng nâng đỡ, xương của phi hành gia không phải làm việc như bình thường. Lâu dần, nó sẽ bị thoái hóa. Trở về mặt đất, cần phải có thời gian và chế độ riêng để nó phục hồi… Khác gì những tổng công ty, những tập đoàn kinh tế nhà nước. Chúng hoạt động, mà không dựa vào thực lực của mình. Chúng tồn tại, dựa trên sự bú mớm vào ngân sách nhà nước. Trước sau, chúng cũng phải chết. Ðó là những sự thực hiển nhiên.
Tương tự, bộ phận sinh dục của con người, khi già-trẻ; ốm-khỏe có tần suất hoạt động khác nhau. Nhưng nói chung, nếu không được “cọ xát”, dẫu có thủ dâm thì nó cũng vẫn sẽ bị suy nhược. Từ đó, u – xơ – ung – nhọt dễ có điều kiện phát sinh. Nghiêm trọng hơn, “bí hạ (thì phải) phá thượng”. Ối anh sẽ bị suy nhược theo nó. Ðó là thường thức cơ bản của phép dưỡng sinh.
4/ Chẳng cứ Việt nam, nhiều nước khác cũng muốn cấm mại dâm. Liệu họ có đạt được mục đích không? Ta hãy thử xét về mặt đạo lí và qui luật cung – cầu:
a/ Với người đi mua dâm: Xin không nhắc đến “một bộ phận không nhỏ” những kẻ mê tín, chỉ thích đi lùng gái trinh như Lương Quốc Dũng. Cũng không xét đến những những bậc nam nhi, vợ con đề huề, thỉnh thoảng vẫn thích đi ăn vụng như Nguyễn Trường Tô. Ở đây, chỉ xét những trường hợp có nhu cầu thật sự và mong nhận được sự thông cảm của những người, mà tối đến, vợ chồng vẫn còn được ôm nhau ngủ. Chẳng hạn: Có người, vợ chết sớm, để lại cho mình những đứa con thơ dại, kháu khỉnh, thông minh. Tuy còn trẻ khỏe, nhưng tình yêu mãnh liệt với người vợ, đã khiến ông ta không muốn đi bước nữa. Ông ta ở vậy để nuôi con. Bởi, chúng là kết tinh tình yêu của họ. Thỉnh thoảng, ông ta muốn hòa hợp âm-dương. Nhu cầu ấy có chính đáng và có nên thông cảm không?
Tôi có quen 2 người cao tuổi. Vợ họ bị ốm liệt giường hàng chục năm trời. Họ dịu dàng chăm sóc vợ. Không hề có một lời phàn nàn, cáu gắt trong chừng ấy năm trời. Họ cũng chẳng ngó ngàng tới bất cứ một người nào khác giới. Nhân cách, tình yêu của họ thật đáng ngưỡng mộ. Trên thế gian này, hỏi có mấy người được như vậy. Ðặt giả thiết: Thỉnh thoảng, họ muốn hòa hợp âm-dương. Nhu cầu ấy có được coi là chính đáng và có nên thông cảm không?
“Tốt mái, hại trống" câu này ai cũng biết. Chắc chắn, ông cũng quen nhiều bà quan chức. Họ ăn lắm, tẩm bổ nhiều, béo như con trâu trương. Gia đình họ, nếu sống thủy chung, ông chồng “má hóp đít tóp” là điều chẳng phải nghi ngờ. Ngược lại, có những ông chồng khỏe đến phát sợ. Có thể “nhất dạ, ngũ giao…”. Vợ khỏe cũng chẳng chịu nổi, kể chi đến những bà hom hem, bệnh tật. Thế nên, ngày xưa có bà phải tự nguyện “tay bưng trầu, đầu đội lễ” đi hỏi vợ lẽ cho chồng. Mong sao có người, đêm đến nó đỡ đần cho. Nay, làm gì có chế độ đa thê. Không đưa tiền cho người ta đi xả bớt ra, kẻ bị thiệt thòi chính là bà vợ. Nhu cầu ấy, đành rằng là không chính đáng, nhưng có nên thông cảm cho bà vợ của ông ấy không?
Những người nước ngoài sang công tác lâu dài ở Việt nam, do điều kiện, họ không thể mang vợ con theo được. Họ khỏe mạnh, họ có tập quán thoáng đãng về tình dục. Thỉnh thoáng, họ muốn hòa hợp âm-dương. Nhu cầu ấy có chính đáng và có nên thông cảm không?
Có người thiệt thòi toàn diện: Không bảnh trai, văn hóa lùn, hoàn cảnh gia đình lại khó khăn. Không cô gái nào chịu lấy anh ta làm chồng. Nhu cầu kia rõ ràng là vẫn có. Thỉnh thoáng, anh ta muốn hòa hợp âm-dương. Nhu cầu ấy có chính đáng và có nên thông cảm không?
Có những chàng trai, do phấn đấu cho sự nghiệp, nên họ lập gia đình muộn. Họ không muốn gạ gẫm, bồ bịch bất chính với bạn học. Không muốn gạ gẫm, bồ bịch bất chính với “con thày-vợ bạn-gái cơ quan”. Họ cũng không muốn “nhịn” quá lâu. Thỉnh thoáng, họ muốn hòa hợp âm-dương. Nhu cầu ấy có chính đáng và có nên thông cảm không?
Còn nhiều và rất nhiều trường hợp khác nữa. Nhưng sợ phải làm mất thì giờ quý báu của ông, nên tôi không tiện kể thêm.
b/ Với người đi bán dâm:
Thưa ông, tôi có mở quán Karaoke và Xông hơi tại 544 đường Láng – Ðống đa – Hà nội. Dĩ nhiên, trong quán của tôi không có dịch vụ mại dâm. Do đặc thù công việc, tôi phải tiếp xúc hàng ngày với các cháu nhân viên. Xin khẳng định với ông: Không có cháu nào cảm thấy hãnh diện, khi phải làm cái nghề này. Phải đi làm, bởi không có con đường nào khác. Tôi kể ông nghe một trường hợp:
Cách đây hơn chục năm, có 1 cháu đến làm việc ở chỗ tôi. Cháu nó không đẹp, ăn mặc lại giản dị. Nhưng nhiều người thích nó. Ai rủ đi ngủ, cháu cũng đi. Lạ nhất là: kiếm được rất nhiều tiền, nhưng cháu không hề đua đòi, chưng diện.
Tò mò, tôi có hỏi cháu. Nó khóc, rồi dẫn tôi về thăm nhà. Ðến nơi, tôi bàng hoàng. Nhà nó nghèo. Bố mẹ đã già yếu, lại bệnh tật. Các em đã đông, lại còn nhỏ. Nhà cửa, trước kia chỉ là mái lều tranh xiêu vẹo. Ruộng đất không có. Là chị cả, cháu cam chịu hi sinh thân mình, để cứu cả nhà. Cháu nghiến răng xác định: Ra Hà nội để kiếm tiền. Bao nhiêu tiền kiếm được, cháu đều gửi về quê. Trước hết, cho tất cả các em được đi học. Còn lại, để bố mẹ làm ăn và xây được căn nhà cấp 4. Ðối với gia đình cháu, đó là mơ ước, tưởng như không bao giờ là hiện thực. Chuyện của cháu, chỉ bố mẹ biết. Nhưng, khác hẳn với thái độ của những người CS các ông. Họ luôn ân hận, xót xa vì mình không giỏi, nên con cái phải chịu khổ. Sau này, khi nhà cháu đã qua được bước khó khăn, cháu bỏ nghề. Lập gia đinh, cháu lấy người chồng biết rõ và thông cảm với hoàn cảnh của cháu. Về nhà chồng, cháu không có của riêng tư chìm nổi. Trước khi ra đi, cháu nó khóc và nói với tôi: “Con xin vĩnh biệt bố”. Tôi hiểu, mình không được phép khuấy động cuộc sống riêng tư của cháu và sẽ tốt hơn, nếu để quá khứ đau buồn, nó chìm vào quên lãng.
Ông ơi, nhân cách của những CON NGƯỜI ấy, có xứng đáng được ta tôn trọng? Thúy Kiều có vĩ đại bằng cháu không? Ðứng trước cháu, tôi có cảm giác, mình bị lùn đi. Còn ông, ông thấy thế nào?
5/ Bây giờ, với tư cách là người đứng đầu đất nước, xin ông trả lời công khai cho người dân chúng tôi: Các ông luôn gào thét, đòi để “đảng CS được lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối” xã hội Việt nam. Các ông lãnh đạo kiểu gì, mà bao nhiêu nam thanh, nữ tú của chúng ta thất nghiệp. Họ không thể kiếm tiền, để nuôi sống được chính bản thân mình. Nói chi đến gia đình. Không có tiền, đói các ông có cho họ ăn không? Không có tiền, con cái của họ có được các ông cho đi học không? Không có tiền, ốm đau các ông có cho họ được đến bệnh viện không? Không có tiền, lại thất học và vô nghề nghiệp, các ông có bố trí được công ăn việc làm cho họ không?...
Tất cả các câu hỏi trên, đều có chung câu trả lời. Ðó là “Không”. Là người Việt, ông Chủ tịch không thể không biết câu này “Bụng đói, đầu gối phải bò”. Ðường cùng, các cháu đành mang cái “vốn tự có” ra mà kiếm ăn. Không sung sướng gì đâu, nhục nhã lắm, ông ạ.
Những người CS các ông, quả thật là lũ bất tài, vô dụng. Làm lãnh đạo, mà không lo được cuộc sống tối thiểu về ăn mặc, khám chữa bệnh, học hành, công ăn việc làm cho người dân. Khiến rất nhiều cháu gái, chúng nó phải đi bán thân (18.000 gái Việt ra nước ngoài hành nghề mại dâm mỗi năm; còn Bộ Lao động - thương binh & Xã hội ước tính năm 2013 có 33.000 gái mại dâm, đó là không thèm thống kê ở 2 địa bàn trọng điểm Quất Lâm, Ðồ Sơn). Lẽ ra, người phải ân hận, phải xấu hổ là các ông, là đảng CS. Ðã không biết xấu hổ, lại còn nhâng nháo lên mặt đạo đức khi ra lệnh cấm mại dâm. Ðể mà đổ lỗi, cho rằng mại dâm là tàn dư của chế độ cũ (Chế độ, mà nó sụp đổ cách đây có nhõn 4 chục năm); cho rằng, các cháu phải đi bán thân, bởi chúng nó hư hỏng, lười lao động và thích ăn chơi. Ông Chủ tịch và các quí bà to mồm, ăn no, rửng mỡ ở hội Phụ nữ VN, ở bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có hình dung ra kịch bản này không: Khi các ông cấm riết, các cháu làm nghề mại dâm trên toàn quốc, chúng nó kéo về trụ sở hội Phụ nữ và trương biểu ngữ: “Nhiệt liệt hoan nghênh nhà nước cấm mại dâm (chúng nó hoan nghênh thật lòng đấy, ông ạ) – Xin hãy bố trí công ăn việc làm cho chúng tôi – Nếu không được, hãy nuôi chúng tôi – Nếu không nuôi được chúng tôi, hoặc mặc kệ để chúng tôi đi bán dâm; hoặc các ông, các bà hãy từ chức đi, để chúng tôi bầu những người có tài, có đức lên làm thay – Họ sẽ lo cho chúng tôi”. Lúc đó, các ông, các bà sẽ “xử lý” như thế nào?
6/ Ông ạ, đã có ai nói với ông về những sự thật này chưa:
Nhiều phụ nữ, trẻ em Việt ở độ tuổi vị thành niên, bị gạ gẫm, rồi bị đem bán vào các động mãi dâm ở Campuchia, ở Ma cau...? Nhiều phụ nữ Việt bị bắt cởi trần truồng, cho mấy thằng Ðại Hàn, Trung Quốc, Ðài Loan ngắm nhìn, sờ mó để tuyển… “vợ”? Có phụ nữ Việt bị đặt trong lồng kính để bán đấu giá tại Mã Lai; bị rao bán công khai trên bích chương tại Ðại Hàn? Nhiều phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc, Ðài Loan đã bị đánh đập, bị hành hạ, bị giết. Nhưng, tỉ lệ này còn thấp và ít rủi ro hơn so với lấy chồng Trung Quốc. Tình trạng lấy chồng Trung Quốc, sau đó bị ngược đãi, bị làm vợ tập thể, bị sang tay và vứt ra đường khá phổ biến.
Cuối năm 2013, ba cô dâu Việt Nam là Tô Thị Hà, Trịnh Thị Hoa, Mai Thị Sư được điều trị tại Bệnh viện thần kinh thành phố Phúc Châu, tỉnh Kiến Phúc (chắc là Phúc Kiến) – Trung Quốc. Cả ba người đều là nạn nhân của lấy chồng Trung Quốc. Họ bị đày đọa nhiều năm, cho đến khi thân tàn thì bị đuổi ra khỏi nhà… Có nhiều trường hợp bị đẩy vào động mại dâm, bị khai thác như súc vật cho đến khi bệnh tật, bị chết hoặc điên dại.”. Báo Dân trí ngày 18/01/2014 đưa tin: “Sự sỉ nhục nhìn từ những cô dâu bị giết”.
Nhân phẩm người phụ nữ Việt xuống cấp. Họ chỉ như một món hàng, bị bọn ngoại quốc, công khai giày vò, làm nhục. Tại ai? Ðó không phải là quốc nhục, thì đối với những người CS, cái gì đáng bị gọi là quốc nhục? Trước thực trạng ấy, với tư cách là nguyên thủ Quốc gia, ông có thấy nhục nhã và xấu hổ không?
Ra ngoài đường thì so vai, rụt cổ, im thin thít, chẳng dám ho he - thể hiện sự hèn hạ vô cùng. Về đến nhà, múa gậy vườn hoang, tỏ rõ bản lĩnh anh hùng nơi xó bếp. Thần dân trông thấy, họ khinh bỉ mãi không thôi. Ðó là nói về tư cách của lũ đê tiện, “khôn nhà dại chợ”.
7/ Cứ coi các cháu phải đi bán dâm, chỉ là đồ chơi trong tay những thằng đàn ông. Xin hỏi ông:
Làm đồ chơi trong tay con trai Việt và làm đồ chơi trong tay bọn đàn ông ngoại quốc, đằng nào đỡ nhục nhã hơn? Không dám mơ có lầu son, gác tía để hành nghề như nàng Kiều. Làm đồ chơi trong nhà nghỉ kín đáo và ngồi vạ vật bên đường, đằng nào làm cho nhà nước đỡ xấu mặt hơn?
Không thể cấm được mại dâm. Vậy, hợp pháp hóa mại dâm + chăm sóc sức khỏe cho các cháu và để mại dâm lén lút, tự phát nguy cơ truyền nhiễm bệnh tật cao, đằng nào nhân đạo hơn?
8/ Tiếp xúc với những thứ chướng tai, gai mắt nơi nhà hàng, tôi không hề thích. Chính vì vậy, tôi và gia đình đầu tư vào làm thủy lợi, vào trồng trọt, vào chăn nuôi. Ai ngờ, tôi bị chính quyền CS đủ cả 4 cấp: Xã – Huyện – Thành phố - Trung ương câu kết với nhau lừa đảo, cướp đoạt trắng tay hơn chục tỉ VND. Mĩ miều, thì nói là “cả hệ thống chính trị” nhà các ông. Còn dân gian, đơn giản hơn nhiều. Chúng tôi nói rằng: “cả lò cả ổ” nhà các ông là 1 lũ khốn nạn, một lũ cướp ngày. Ông Chủ tịch có cách gọi nào khác, “đẹp” hơn để thay thế không?
9/ Thưa ông Chủ tịch, sau khi đọc những loạt bài của tôi, có 1 bác nào đó quan tâm, gọi điện hỏi tôi có bị cơ quan an ninh làm khó dễ gì không?
Câu trả lời là chưa. Cứ như thể, chưa bao giờ có những bài như thế. Lí do thật đơn giản. Ðơn từ đòi tiền, tôi gửi các ông nhiều lần, nhiều cấp trong hơn chục năm rồi. Nhưng, chính quyền CS của các ông vẫn giả câm, giả điếc. Ðể tránh tiếp xúc, các ông học những con chuột cống, chui sâu vào trong hang. Bị hun bao nhiêu là khói, nhưng với bản lĩnh cao cường, các ông vẫn chưa chịu chui ra. Bởi, chui ra tiếp xúc là phải nói đến chuyện trả tiền. Ðối với các ông, thà bị nghe chửi, thà bị người khác hạ nhục, thậm chí bị chết vì ngạt khói, còn hơn là phải trả lại những đồng tiền ăn cướp.
Ðây cũng là nét “đặc thù” rất riêng về Nhân quyền của chính quyền CS Việt nam.
Tôi tin lần này, lượng khói mà tôi quạt vào hang vẫn chưa đủ “đô”, nên các ông chưa chịu chui ra đâu. Các ông vẫn coi như không có nó và hiển nhiên, các ông sẽ không sờ mó đến tôi cũng như cửa hàng của tôi. Về việc này, xin cảm ơn ông Chủ tịch trước. Nhưng, những lần sau, lượng khói sẽ tăng lên. Không chịu được thì hãy bò ra. Ðừng cố thủ. Chết, uổng.
Lần sau, xin hầu chuyện ông Chủ tịch với đề tài “Dưới giác độ của nền văn minh Trung hoa cổ đại: Chủ nghĩa CS ở Việt nam, những bất cập và sự sụp đổ tất yếu của nó”. Ðề tài này, cũng không đến nỗi khô khan lắm đâu. Nội dung của nó, tuy hơi dài, nhưng “Cơm ngon, (thì hãy) ăn làm nhiều bữa”. Lo gì. Ông có muốn nghe không? Có muốn cử những tay lí luận hàng đầu của đảng CS vào tranh biện công khai và thẳng thắn không? Xin ông: Chớ có cho đội ngũ Dư luận viên dốt nát cộng với mớ lí luận cùn nhập cuộc và nhớ đừng có dùng bạo lực như lũ khùng điên. Bọn chúng, khi đuối lí, chỉ có mỗi một cách, đó là giơ nắm đấm lên. Ðừng học lũ mất dạy đó, ông ạ.
Chào ông.
Nguyễn Tiến Dân