Động vật phiêu sinh - nguồn thức ăn tự nhiên trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn ấu trùng
Thức ăn tự nhiên là động, thực vật thủy sinh như các loài rong tảo, động vật phiêu sinh, động vật đáy, vi sinh vật, … sống và phát triển trong hệ thống ao nuôi và mùn bã hữu cơ cũng là nguồn thức ăn tự nhiên phong phú.
Thức ăn tự nhiên là yếu tố quyết định sự thành công trong ương nuôi nhiều loại thủy sản đặc biệt là ở giai đoạn ấu trùng.
Trong đó, bên cạnh các loài vi tảo thì động vật phiêu sinh là nguồn thức ăn rất quan trọng trong ương nuôi giai đoạn ấu trùng của nhiều loại thủy sản. Ở các ao ương, sau khi bón phân 7-10 ngày, phiêu sinh động vật phát triển mạnh là nguồn thức ăn quan trọng của ấu trùng tôm và cá bột. Kích thước của động vật phiêu sinh biến động rất lớn nên phù hợp cho nhiều loài động vật thủy sản ở giai đoạn ấu trùng.
Trong tự nhiên, thành phần giống loài động vật phiêu sinh rất phong phú. Thành phần dinh dưỡng cũng rất khác nhau, thay đổi tùy theo loài và môi trường sống. Hiện nay nhóm động vật phiêu sinh được nuôi chủ yếu làm thức ăn cho tôm cá ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là luân trùng (rotifer), copepoda, cladocera (moina và daphnia).
1. Luân trùng:
Là loại thức ăn rất quan trọng trong ương nuôi ấu trùng tôm cá. Luân trùng, Brachionus plicatilis là thức ăn lý tưởng của ấu trùng do kích thước nhỏ, bơi chậm và sống lơ lững trong nước, có thể nuôi chúng với mật độ cao, cho năng suất nuôi cao và có thể được làm giàu với acid béo và chất kháng sinh… luân trùng có kích thước trung bình từ 100-350µm. Luân trùng là loại ăn lọc thụ động, thức ăn của luân trùng có kích thước từ 20-25µm. Trong tự nhiên, luân trùng thường sử dụng tảo, vi khuẩn và các chất hữu cơ lơ lững trong nước làm thức ăn. Hàm lượng protein trong luân trùng lớn hơn 60%, lipid khoảng 20%.
2. Cladocera
Trong tự nhiên, quần thể Moina và Daphnia thừơng xuất hiện với mật độ cao ở các thủy vực như ao hồ nước ngọt, mương rãnh có dòng nước chảy chậm hoặc đầm lầy nơi có chất hữu cơ đang phân hủy. Moina va Daphnia là thành phần thức ăn quan trọng cho giai đoạn mới nở của nhiều loài cá, đặt biệt là cá nước ngọt. Tùy theo từng loài mà Daphnia có khả năng thích ứng với các điều kiện môi trường khác nhau. Moina cá khả năng phát triển trong môi trường khắc nghiệt hơn chúng thường sinh sản rất nhanh trong vùng nước nhiễm bẫn chất thải.
Moina có kích thước nhỏ hơn và hàm lượng protein cao hơn Daphnia. Moina trưởng thành có kích thước từ 700-1000 µm trong khi con non dài khoảng 400 µm . Kích cỡ của Daphnia trưởng thành có thể khác nhau tùy theo điều kiện sống. Daphnia vói hàm lượng Hemoglobin cao sẽ là thức ăn tốt cho cá. Các giống thường nuôi là Daphnia pulex, Moina dubia, Daphnia magna, Moina macrocopa, Moina micrura.
Moina và Daphnia có thể nuôi bằng phương pháp bón phân, phương pháp cấp tảo vào ao nuôi. Người ta còn có thể sử dụng một số loại thức ăn khác để nuôi Moina và Daphnia như: cám lúa mì, đậu nành, cám gạo…
Giá trị dinh dưỡng của Moina và Daphnia phụ thuộc vào giai đoạn phát triển cũng như vào thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Hàm lượng protein trong moina lớn hơn 50%. Hàm lượng chất béo ở con trưởng thành chiếm khoảng 20-27% cao hơn con non chỉ khoảng 4-6%. Moina va daphnia là loài nước ngọt, vì thế chúng không thích hợp làm thức ăn cho các loài tôm cá biển do chứa rất ít HUFA. Tuy nhiên chúng chứa nhiều enzyme tiêu hóa như proteinase, peptidase, amylase, lipases và ngay cà cellulases vì thế chúng có thể cung cấp nhiều men tiêu hóa cho ấu trùng cá.
3. Copepoda
Hiện nay, có hơn 10.000 loài Copepoda khác nhau, chúng phân bố hầu hết các thủy vực nước ngọt, lợ và mặn. Kích thư ơớ c của copepoda tùy thuộc vào từng loài cũng như giai đoạn phát triển của chúng. Hầu hết copepoda trưởng thành có hình dạng giống như hình trụ, chiều dài 1-5mm. Khác với Rotifer, Copepoda thích ăn tảo khuê hơn tảo lục. Trong các nghiên cứu gần đây ấu trùng nauplius của Copepoda (30-38) có thể được bầu chọn làm thức ăn cho ấu trùng cá biển ngay sau khi nở. Copepoda có thể là nguồn thức ăn tốt cho nhiều loài cá biển nhiệt đới. Copepoda là nguồn thức ăn phù hợp cho ấu trùng cá biển do chúng có nhiều acid amin và các acid béo thiết yếu, hàm lượng protein cao (44-52%) và có thành phần acid amin thích hợp, có hàm lượng enzyme tiêu hóa cao vai trog quan trọng trong dinh dưỡng ấu trùng cá biển. Copepoda di chuyển theo hình zic zăc nên ấu trùng cá biển dễ phát hiện.
4. Artemia
Artemia là loài sinh vật ăn lọc không chọn lựa, chúng sử dụng mùn bã hữu cơ, tảo đơn bào và vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn 50µm. Các sinh cảnh tự nhiên có artemia hiện diện thường có chuỗi thức ăn đơn giản và rất ít thành phần giống loài tảo. Artemia thường xuất hiện ở những nơi có nồng độ muối cao, ít có loài tôm, cá dữ và các động vật cạnh tranh thức ăn khác như luân trùng, giáp xác nhỏ ăn tảo. Ở các sinh cảnh này nhiệt độ, thức ăn và nồng độ muối là những nhân tố chính ảnh hưởng đến mật độ của quần thể artemia Artermia là nguồn thức ăn tự nhiên đặc biệt quan trọng đối với nghề nuôi thủy sản đặc biệt là trong ương nuôi ấu trùng tôm cá, là thức ăn rất quan trọng trong ương nuôi ấu trùng và hậu ấu trùng tôm biển.
Hiện nay Artemia được sử dụng với 3 dạng chính: trứng khử vỏ khô, ấu trùng nauplii và con trưởng thành. Artemia có giá trị dinh dưỡng cao, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của nhiều loại động vật thủy sinh. Hàm lượng protein khỏang từ 40-50, con trưởng thành có hàm lượng protein cao hơn ấu trùng. Ngựoc lại, hàm lượng lipid trong nauplii rất cao(>20%) và đặc biệt rất giàu HUFA Chất lượng của Artemia được đánh giá dựa vào kích thước, Artemia có kích thước nhỏ có giá trị hơn. Tuy nhiên, hàm lượng HUFA là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá chất lượng, yếu tố này phụ thuộc nhiều vào môi trường và nguồn thức ăn cung cấp. Ngoài ra Artemia có thể được giàu hóa HUFA, vitamin… để nâng cao chất lượng.
Thức ăn tự nhiên là động, thực vật thủy sinh như các loài rong tảo, động vật phiêu sinh, động vật đáy, vi sinh vật, … sống và phát triển trong hệ thống ao nuôi và mùn bã hữu cơ cũng là nguồn thức ăn tự nhiên phong phú.
Thức ăn tự nhiên là yếu tố quyết định sự thành công trong ương nuôi nhiều loại thủy sản đặc biệt là ở giai đoạn ấu trùng.
Trong đó, bên cạnh các loài vi tảo thì động vật phiêu sinh là nguồn thức ăn rất quan trọng trong ương nuôi giai đoạn ấu trùng của nhiều loại thủy sản. Ở các ao ương, sau khi bón phân 7-10 ngày, phiêu sinh động vật phát triển mạnh là nguồn thức ăn quan trọng của ấu trùng tôm và cá bột. Kích thước của động vật phiêu sinh biến động rất lớn nên phù hợp cho nhiều loài động vật thủy sản ở giai đoạn ấu trùng.
Trong tự nhiên, thành phần giống loài động vật phiêu sinh rất phong phú. Thành phần dinh dưỡng cũng rất khác nhau, thay đổi tùy theo loài và môi trường sống. Hiện nay nhóm động vật phiêu sinh được nuôi chủ yếu làm thức ăn cho tôm cá ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là luân trùng (rotifer), copepoda, cladocera (moina và daphnia).
1. Luân trùng:
Là loại thức ăn rất quan trọng trong ương nuôi ấu trùng tôm cá. Luân trùng, Brachionus plicatilis là thức ăn lý tưởng của ấu trùng do kích thước nhỏ, bơi chậm và sống lơ lững trong nước, có thể nuôi chúng với mật độ cao, cho năng suất nuôi cao và có thể được làm giàu với acid béo và chất kháng sinh… luân trùng có kích thước trung bình từ 100-350µm. Luân trùng là loại ăn lọc thụ động, thức ăn của luân trùng có kích thước từ 20-25µm. Trong tự nhiên, luân trùng thường sử dụng tảo, vi khuẩn và các chất hữu cơ lơ lững trong nước làm thức ăn. Hàm lượng protein trong luân trùng lớn hơn 60%, lipid khoảng 20%.
Thành phần hóa học (%) của một số nhóm động vật phiêu sinh
Nhóm đv phiêu sinh |
Protein |
Lipid |
Khoáng |
Năng lượng (kcal/kg) |
Độ khô |
Rotifer |
64,3 |
20,3 |
9,2 |
8.866 |
11,2 |
Cladocera |
56,5 |
19,3 |
7,7 |
4.800 |
9,8 |
Copepod |
52,3 |
7,1 |
1,7 |
5.445 |
10,3 |
Trong tự nhiên, quần thể Moina và Daphnia thừơng xuất hiện với mật độ cao ở các thủy vực như ao hồ nước ngọt, mương rãnh có dòng nước chảy chậm hoặc đầm lầy nơi có chất hữu cơ đang phân hủy. Moina va Daphnia là thành phần thức ăn quan trọng cho giai đoạn mới nở của nhiều loài cá, đặt biệt là cá nước ngọt. Tùy theo từng loài mà Daphnia có khả năng thích ứng với các điều kiện môi trường khác nhau. Moina cá khả năng phát triển trong môi trường khắc nghiệt hơn chúng thường sinh sản rất nhanh trong vùng nước nhiễm bẫn chất thải.
Moina có kích thước nhỏ hơn và hàm lượng protein cao hơn Daphnia. Moina trưởng thành có kích thước từ 700-1000 µm trong khi con non dài khoảng 400 µm . Kích cỡ của Daphnia trưởng thành có thể khác nhau tùy theo điều kiện sống. Daphnia vói hàm lượng Hemoglobin cao sẽ là thức ăn tốt cho cá. Các giống thường nuôi là Daphnia pulex, Moina dubia, Daphnia magna, Moina macrocopa, Moina micrura.
Moina và Daphnia có thể nuôi bằng phương pháp bón phân, phương pháp cấp tảo vào ao nuôi. Người ta còn có thể sử dụng một số loại thức ăn khác để nuôi Moina và Daphnia như: cám lúa mì, đậu nành, cám gạo…
Giá trị dinh dưỡng của Moina và Daphnia phụ thuộc vào giai đoạn phát triển cũng như vào thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Hàm lượng protein trong moina lớn hơn 50%. Hàm lượng chất béo ở con trưởng thành chiếm khoảng 20-27% cao hơn con non chỉ khoảng 4-6%. Moina va daphnia là loài nước ngọt, vì thế chúng không thích hợp làm thức ăn cho các loài tôm cá biển do chứa rất ít HUFA. Tuy nhiên chúng chứa nhiều enzyme tiêu hóa như proteinase, peptidase, amylase, lipases và ngay cà cellulases vì thế chúng có thể cung cấp nhiều men tiêu hóa cho ấu trùng cá.
3. Copepoda
Hiện nay, có hơn 10.000 loài Copepoda khác nhau, chúng phân bố hầu hết các thủy vực nước ngọt, lợ và mặn. Kích thư ơớ c của copepoda tùy thuộc vào từng loài cũng như giai đoạn phát triển của chúng. Hầu hết copepoda trưởng thành có hình dạng giống như hình trụ, chiều dài 1-5mm. Khác với Rotifer, Copepoda thích ăn tảo khuê hơn tảo lục. Trong các nghiên cứu gần đây ấu trùng nauplius của Copepoda (30-38) có thể được bầu chọn làm thức ăn cho ấu trùng cá biển ngay sau khi nở. Copepoda có thể là nguồn thức ăn tốt cho nhiều loài cá biển nhiệt đới. Copepoda là nguồn thức ăn phù hợp cho ấu trùng cá biển do chúng có nhiều acid amin và các acid béo thiết yếu, hàm lượng protein cao (44-52%) và có thành phần acid amin thích hợp, có hàm lượng enzyme tiêu hóa cao vai trog quan trọng trong dinh dưỡng ấu trùng cá biển. Copepoda di chuyển theo hình zic zăc nên ấu trùng cá biển dễ phát hiện.
4. Artemia
Artemia là loài sinh vật ăn lọc không chọn lựa, chúng sử dụng mùn bã hữu cơ, tảo đơn bào và vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn 50µm. Các sinh cảnh tự nhiên có artemia hiện diện thường có chuỗi thức ăn đơn giản và rất ít thành phần giống loài tảo. Artemia thường xuất hiện ở những nơi có nồng độ muối cao, ít có loài tôm, cá dữ và các động vật cạnh tranh thức ăn khác như luân trùng, giáp xác nhỏ ăn tảo. Ở các sinh cảnh này nhiệt độ, thức ăn và nồng độ muối là những nhân tố chính ảnh hưởng đến mật độ của quần thể artemia Artermia là nguồn thức ăn tự nhiên đặc biệt quan trọng đối với nghề nuôi thủy sản đặc biệt là trong ương nuôi ấu trùng tôm cá, là thức ăn rất quan trọng trong ương nuôi ấu trùng và hậu ấu trùng tôm biển.
Hiện nay Artemia được sử dụng với 3 dạng chính: trứng khử vỏ khô, ấu trùng nauplii và con trưởng thành. Artemia có giá trị dinh dưỡng cao, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của nhiều loại động vật thủy sinh. Hàm lượng protein khỏang từ 40-50, con trưởng thành có hàm lượng protein cao hơn ấu trùng. Ngựoc lại, hàm lượng lipid trong nauplii rất cao(>20%) và đặc biệt rất giàu HUFA Chất lượng của Artemia được đánh giá dựa vào kích thước, Artemia có kích thước nhỏ có giá trị hơn. Tuy nhiên, hàm lượng HUFA là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá chất lượng, yếu tố này phụ thuộc nhiều vào môi trường và nguồn thức ăn cung cấp. Ngoài ra Artemia có thể được giàu hóa HUFA, vitamin… để nâng cao chất lượng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét