Kỳ này chúng tôi đề cập đến “quy trình sản xuất” phỏng vấn của một phóng viên có thâm niên 15 năm tại báo Tuổi trẻ, Nguyễn Văn Thanh (bút danh Quốc Thanh, còn một bút danh thuộc "giới tính thứ 3" là Giáng Hương). Từ năm 2008, Quốc Thanh được BBT phân công về ban Chính trị-Xã hội, chuyên trách mảng thông tin chính trị vốn nhiều nhạy cảm. Để đạt “tia-ra” như mong muốn của BBT, trong các bài viết, phóng sự, bài phỏng vấn, Quốc Thanh đã sáng tạo ra các chiêu thức nhanh gọn lẹ được BBT báo Tuổi trẻ đánh giá cao và ngay cả người “được phỏng vấn” cũng rất “hài lòng”, tất nhiên, vài lần Quốc Thanh cũng bị tai nạn nghề nghiệp nhớ đời.
Phóng viên “Giáng Hương” (ngoài cùng bên phải) cùng một số “chị em” |
Giới phóng viên nội chính đều biết, trước khi phỏng vấn ai, đặc biệt là chính trị gia, các câu hỏi đều được chuẩn bị trước và gửi đến cho yếu nhân trước khi thực hiện bài phỏng vấn. Với tay nghề lọc lõi, Quốc Thanh (Giáng Hương) ngoài chuyện biết nên đặt những câu hỏi nào thì còn “đoán được” sở thích của yếu nhân để “gợi ý” trước cả câu trả lời vừa làm vui lòng yếu nhân, lại vừa thu hút được dư luận, tăng thêm “uy tín” cho tờ Tuổi trẻ.
Ít người biết, câu phát biểu ‘uyên thâm” nổi tiếng của ứng viên ĐBQH Trương Tấn Sang vào ngày 8/5/2011 trước toàn bộ cử tri Quận 1, TP.HCM: “Như một cử tri đã nói trước kia là một con sâu làm rầu nồi canh, bây giờ nhiều con sâu lắm. Thật hết sức xấu hổ, nhưng không lẽ cứ để hoài như vậy. Một con sâu, rồi nhiều con sâu đã thấy nguy hiểm rồi, còn để có một bầy sâu thì chết đất nước này!” lại được Quốc Thanh chấp bút, gửi trước cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (không phải gởi cho ĐBQH Trương Tấn Sang nhé) và được “ngài” cực kỳ cao hứng và có ấn tượng mạnh với phóng viên này. Sau ngày thực hiện bài phỏng vấn đáng nhớ ấy, đời Quốc Thanh thật sự lên hương, “ngẩng cao đầu” và trở nên cao ngạo với nhiều phóng viên khác trong tòa soạn tuổi trẻ, mỗi khi có sự kiện hoặc giả cần “tạo dư luận” gì, ngàiChủ tịch nước Trương Tấn Sang đều yêu cầu Đức Hải cho Quốc Thanh thực hiện. Trước mỗi kỳ họp lớn như Hội nghị TW, Quốc hội,… y như rằng, Quốc Thanh đều có “bài phỏng vấn” ca ngợi ngài Chủ tịch nước. Nào đã hết, mỗi khi có dư luận không tốt, đại khái chê trách Chủ tịch nước chỉ biết hô hào, múa võ mồm, ngay lập tức Quốc Thanh lại ra tay, lấy ngay chủ đề đấy để thanh minh, thanh nga cho ngài Trương Tấn Sang. Trích một số câu hô hào nổi tiếng của ngài Chủ tịch nước mang “dấu ấn” Quốc Thanh: “Tôi nghe khá nhiều dư luận về một số trường hợp cán bộ có thu nhập bất thường, sang tận Singapore mua hết biệt thự này đến biệt thự kia, nhưng cũng chưa có điều kiện để kiểm tra, kết luận thực hư như thế nào” (bài “phỏng vấn” của Quốc Thanh trên báo Tuổi trẻ ngày 25/6/2012); “Ai làm quan cũng một lúc thôi, chứ có ai làm quan suốt đời. Làm sao khi về vườn còn gặp nhau vui vẻ” (trích “dự thảo” tiếp xúc cử tri Quận 1, ngày 26/4/2013 do Quốc Thanh biên soạn); “Tôi nói điều này với tư cách cá nhân thôi: Ta hô khẩu hiệu nhiều quá (!?) Còn câu "Một bộ phận không nhỏ" là một câu hết sức đau đầu. Nghe dư luận thì rất nhiều nhưng tìm thì không thấy…” (trích “dự thảo” tiếp xúc cử tri Quận 4, ngày 10/10/2013);...
Nhưng không phải lần nào bài “tự phỏng vấn, tự trả lời” của Quốc Thanh cũng thành công, chúng tôi muốn nhắc đến vụ “scandal hầm hố” mà Quốc Thanh đã “tự phỏng vấn” ông nghị Hoàng Hữu Phước trên tờ tuổi trẻ thứ ba, ngày 19/2/2013. Sau khi dính bê bối “vạ miệng” với người đồng cấp Dương Trung Quốc, nghị Phước đã phải hứng vô số gạch đá dư luận, gặp chủ đề nóng, hàng loạt báo chí “xếp hàng” để xin phỏng vấn ông Phước trong suốt 2 ngày 18,19/2/2013. Quốc Thanh là người đại diện báo tuổi trẻ tìm đến văn phòng Hoàng Hữu Phước chiều ngày 18/2 nhưng bị ông Phước từ chối vì đã có lịch làm việc với khách hàng và hẹn lại ngày hôm sau. Lỳ lợm, Quốc Thanh vẫn nì nài nói đôi ba câu, chụp tấm hình rồi ra về. Còn nhớ, trong buổi họp hội ý sáng cùng ngày, TBT Đức Hải đã phát lệnh “Cho đến giờ chúng ta vẫn chưa có lệnh giới hạn, sáng mai lên có ngay bài phỏng vấn ông Phước, cần làm thật nặng, chủ đề đang nóng!”. Thế là dù chưa “phỏng vấn” được gì nhưng ngay trong tối hôm ấy, Quốc Thanh đã dựa vào những câu nghe loáng thoáng đâu đó và “nghiên cứu” cách nói chuyện của nghị Phước để “sáng tác” ra bài phỏng vấn dài dằng dặc đầy ngôn từ miệt thị, hạ thấp ông ĐBQH Hoàng Hữu Phước đăng trên tờ Tuổi trẻ sáng ngày 19/2. Để rồi ông Hoàng Hữu Phước phải bức xúc cho nhân viên phang ngay một bài “Đau lòng cho PV Quốc Thanh – Tuổi Trẻ” trên blog cá nhân để biện bạch (nhưng mấy người biết?). Khi bị BBT chất vấn, hỏi băng ghi âm đâu sao không đưa ra? Quốc Thanh thản nhiên “thằng con giời ấy ghi âm làm gì, nó sẽ ngậm mỏ sớm thôi! dư luận đang đứng về phía ta!”… Đúng như “dự đoán” của Quốc Thanh, mọi chuyện trôi qua mà không có báo nào dám đăng bài để “miệt thị” báo tuổi trẻ vì đã vi phạm nghiêm trọng đạo đức, tư cách của người cầm bút, ngược lại, một số báo còn lên tiếng chỉ trích nghị Phước vì dám “xúc phạm” đến phóng viên báo tuổi trẻ.
Cùng là đại biểu Quốc hội thuộc đoàn TP.HCM, nhưng nghị Phước “thiếu may mắn” hơn Chủ tịch Sang vì thiếu nhạy bén, không biết đường tìm đến Tuổi trẻ sớm hơn để rồi mang họa |
Đây cũng không phải lần đầu nghị Phước “ăn đạn” của Tuổi trẻ, mà trước đó, năm 2011, chỉ vì câu phát ngôn “…khi nào trình độ dân trí cao hơn và kinh tế ổn định hơn thì mới có thể ban hành Luật biểu tình…” bên lề phiên họp Quốc hội, bị phóng viên Lê Kiên của báo Tuổi trẻ chụp lấy và giật tít “Chưa cần Luật biểu tình vì dân trí thấp?”, cách dùng từ của báo Tuổi trẻ thật “đáng sợ”, làm bạn đọc hiểu sai hoàn toàn ý phát biểu của Nghị Phước.
“Giáng Hương” đang “sản xuất” bài phỏng vấn bên ngoài nghị trường |
Thiết nghĩ, là một ĐBQH, dù có sai lầm gì đi chăng nữa, khi chưa bị bãi nhiệm thì vẫn cần có sự tôn trọng nhất định, nhất là từ phía truyền thông. Hành vi thực hiện bài phỏng vấn “ma” của Quốc Thanh, báo Tuổi trẻ đối với nghị Phước là điều không thể chấp nhận. Tại sao nghị Sang, nghị Phước đều là ĐBQH thuộc đoàn TP.HCM nhưng cách đối xử của báo Tuổi trẻ hoàn toàn khác nhau? Bạn đọc dễ dàng tìm được trả lời.
Mấy người được có được vinh dự này như phóng viên báo Tuổi trẻ Quốc Thanh? được Chủ tịch Trương Tấn Sang trao tận tay tấm thiếp mừng năm mới! |
Quy trình viết bài, kiểm duyệt của báo Tuổi trẻ rất “chặt chẽ” (tất nhiên trừ nhữnglần xé rào vô tội vạ của ban biên tập), dù là người trong cuộc cũng khó có thể biết hết liệu Quốc Thanh (Giáng Hương), suy rộng ra là báo tuổi trẻ có bao nhiêu bài phỏng vấn dỏm? nhất là các bài phỏng vấn dỏm ca ngợi, đánh bóng tên tuổi cho các “đối tác” trên cao như Quốc Thanh đã ca ngợi ngài Chủ tịch nước Tấn Sang.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét