Văn thơ từ cổ chí kim luôn dành những áng thơ văn hay nhất để phản ánh về hình ảnh người phụ nữ.
Trong văn học hiện đại, một trong những người viết nhiều nhất, hay nhất về người phụ nữ chính là Tố Hữu. Ông là nhà thơ cách mạng, nhà thơ quần chúng vì vậy, khi viết về người phụ nữ, Tố Hữu có cách tiếp cận riêng, không phải là những cung bậc phức tạp của cảm xúc, những trăn trở trong tình yêu lứa đôi....mà là viết về thân phận họ trong hoàn cảnh chung của đất nước, viết về họ trong tranh đấu, trong lao động và dựng xây Tổ quốc.
1.Từ những nỗi đau riêng hoà trong niềm đau chung của đất nước
Khi đất nước còn chìm trong nô lệ, mỗi mảnh đời cũng chịu chung số phận lầm than. Nhưng có lẽ, chịu nhiều thiệt thòi, cay đắng nhất vẫn là những người phụ nữ. Họ chịu nhiều tầng áp bức, bóc lột. Tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ trẻ Tố Hữu đã cảm nhận sâu sắc những nỗi cơ cực đó và cất lên tiếng nói cảm thông. Gặp cô gái giang hồ trên sông Hương, nhà thơ chạnh lòng thương cho thân phận chìm nổi của cô:
Trời trong veo
Nước trong veo
Em buông mái chèo trên dòng Hương Giang
Trăng lên, trăng đứng, trăng tàn
Đời em ôm chiếc thuyền nan xuôi dòng
Thuyền em rách nát
Mà em chưa chồng
Em đi với chiếc thuyền không
Khi mô vô bến rời dòng dâm ô!
Trời ôi, em biết khi mô
Thân em hết nhục giày vò năm canh
Tình ôi gian dối là tình
Thuyền em rách nát còn lành được không?
Khi mô vô bến rời dòng dâm ô!
Trời ôi, em biết khi mô
Thân em hết nhục giày vò năm canh
Tình ôi gian dối là tình
Thuyền em rách nát còn lành được không?
(Cô gái sông Hương)
Hình ảnh người con gái “bán hoa” được nhà thơ so sánh với hình ảnh chiếc thuyền nan lênh đênh trên dòng Hương Giang. Nghệ thuật cộng hưởng và đối lập đã được tác giả sử dụng thành công: dòng sông Hương êm đềm đối lập với cuộc đời sóng gió của cô gái. “Trời trong veo, nước trong veo” nhưng bản thân cô lại sống trong bùn đen nhơ nhớp. Chỉ có chiếc thuyền nan rách nát, lững lờ trôi vô định trên dòng sông là giống cảnh ngộ của cô. Với lòng xót thương vô hạn, sự cảm thông chân thành, Tố Hữu đã thấu hiểu và cảm nhận được nỗi đau của cô: từ cách xưng hô “em” nhẹ nhàng, đến nỗi niềm đau đáu “thuyền em rách nát/mà em chưa chồng”, và nỗi khắc khoải “khi mô vô bến rời dòng dâm ô”,”thuyền em rách nát còn lành được không?”....tất cả đều xuất phát từ một trái tim chan chứa tình người.
Trước cách mạng, Thạch Lam cũng từng có một truyện ngắn hết sức cảm động về cảnh ngộ, thân phận của những cô gái làng chơi. Nhưng nếu như trong “Đêm 30”, nhà văn có tâm hồn “nhẹ như cánh bướm” ấy quan tâm thể hiện những tâm sự ê chề, đắng cay, những quẩn quanh bế tắc, tù túng của ba cô gái và không trực tiếp bộc lộ thái độ thì trong “ Cô gái sông Hương”, Tố Hữu, người thi sĩ trẻ tuổi vừa giác ngộ cách mạng lại quan tâm tới những nỗi đau chung của người phụ nữ giang hồ và không ngại ngần bộc lộ tình cảm của mình. Đó là điều khác biệt giữa một nhà văn Tự lực văn đoàn và một nhà thơ cách mạng.
Nếu như cô gái sông Hương phải cam chịu sự ê chề nhục nhã và những bấp bênh của cuộc đời giang hồ thì người “vú em” trong bài thơ cùng tên lại dằn vặt, đau đớn với nỗi đau của một người mẹ phải bỏ con lại để đi “ôm con chủ” và thắt lòng trong nỗi nhớ con:
Nàng gửi con về nương xóm cũ
Nghẹ ngào trở lại đẩy xe nôi
Rồi từ ấy, ôm con chủ
Trong cánh tay êm, luống ngậm ngùi
Nàng nhớ con nằm trong tổ lạnh
Không chăn, không nệm ấm, không màn
Biết đâu trong những giờ hiu quạnh
Nó gọi tên nàng tiếng đã khan!
(Vú em)
Đối với người mẹ, còn gì lớn hơn nỗi đau mẹ con phải chia cắt. Nàng “ôm con chủ” trong vòng tay ấm áp của mình trong khi đứa con đứt ruột đẻ ra lại đang chịu cảnh lạnh lẽo “không chăn, không nệm ấm, không màn”, đặc biệt là thiếu hơi ấm của mẹ. Nỗi nhớ thương con không nguôi, xé nát lòng nàng:
Rồi từ hôm ấy, dưới đêm sâu
Hồi hộp nàng ra vịn cửa lầu
Nhìn xuống ven trời dày bóng nặng
Tìm nghe trong gió tiếng con đâu
.........
Ta thấy nàng nghiêng mình rũ rượi
Gục đầu thổn thức trong bàn tay
Biết chăng ai đó say chăn gối
Có kẻ đêm nay nước mắt đầy
(Vú em)
Trong từng lời thơ, người đọc cảm nhận được không chỉ là sự thổn thức của người mẹ mà còn là nỗi đau của nhà thơ. “Có kẻ đêm nay nước mắt đầy” là người mẹ bất hạnh, là đứa con thơ dại hay là người thi sĩ đa cảm, một trái tim nhân văn đang chảy máu, xót xa cho thân phận của người phụ nữ khổ đau?
Trong thơ Tố Hữu, người đọc không chỉ bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ chịu nhiều đau khổ trong kiếp sống lênh đênh, giang hồ hay nỗi đau xa con của người mẹ “vú em” mà còn bắt gặp nhiều thân phận khác không kém nhọc nhằn của người phụ nữ ở một nước nô lệ. Đây là tâm sự của người vợ trong bài thơ “Tiếng hát trên đê”:
Thương chồng, em phải thay chồng
Thay chồng đi đắp đê công suốt ngày
Cảnh ngộ chung của mọi người dân Việt
Suốt ngày em lội dưới lầy
Lùa bùn vác đất đắp dày đường cao
Bụng em không hạt cơm nào
Củ chuối em đào, ăn với hồng xanh
Trời ơi mưa gió còn hành
Áo chiếu tan tành, em rét buốt xương!
Thầy cai ông sếpkhông thương
Roi bò còn vụt, còn tương lên đầu!
(Tiếng hát trên đê)
Chịu mệt, đói, rét, lại còn thêm những đòn roi của cai, sếp. Bao cơ cực dồn lên đôi vai bé nhỏ của người phụ nữ. Nhà thơ không trực tiếp xuất hiện nhưng ta nhận ra trong mỗi lời than của họ là những giọt nước mắt cảm thương, một trái tim nặng nỗi thương đời của Tố Hữu.
Không giống những nhà thơ nữ tự cất lên tiếng nói về giới mình, những nhà thơ nam khi viết về phụ nữ bao giờ cũng mang sắc thái riêng, đó là tiếng lòng đồng cảm, sự sẻ chia, nỗi niềm xót thương rất chân thành của “phái mạnh” . Trong những vần thơ của Tố Hữu, người đọc cảm nhận rõ những tình cảm đó dạt dào, tuôn trào trên đầu ngọn bút của ông.
Là nhà thơ của quảng đại quần chúng, ngòi bút của Tố Hữu hướng tới mọi đối tượng trong xã hội. Tiếng thơ của ông đã tìm được tiếng lòng đồng điệu của mọi người dân Việt
Ai ăn bánh bột lọc không?
Tiếng rao sao mà ướt lạnh tê lòng!
(Một tiếng rao đêm)
Nhà thơ giúp người đọc cảm nhận rõ nét thơ ngây, “dại khờ” của một cô bé “trên môi mỏng hãy thơm mùi sữa mẹ”. Để từ đó càng thương khi em phải chống chọi lại với cái lạnh giá của đêm khuya, cất lên những tiếng rao nhỏ bé để bán bánh kiếm sống. Khi viết bài thơ này, bản thân Tố Hữu đang bị giặc bắt và khi nghe tiếng rao của em vẳng đến rất nhỏ qua cánh cửa lạnh lùng của nhà giam, ông đã quên đi cảnh tù ngục của mình để hướng đến nỗi khổ của bé gái. Nằm trong nhà ngục mà nhà thơ:
Nhưng cũng đủ cho lòng anh lắng rõ
Anh thấy em mình gió thổi nghiêng nghiêng
Như cây dương liễu tóc chưa viền
Manh áo mỏng che không kín ngực
Đầu không nón, bụi sương thấm chân ướt
Đuôi tóc chuôi chừng bảy tám năm thôi!
(Một tiếng rao đêm)
Tác giả đã phải thốt lên chua xót:
Biết bao giờ mà sướng được em ơi!
Có ai thương một em bé giữa trời.
(Một tiếng rao đêm)
Những người phụ nữ trong sáng tác ở thời kì đầu của Tố Hữu đều có chung một đặc điểm: Đó là khổ. Khổ nhưng mà đẹp. Cô gái giang hồ trên sông Hương vẫn giữ nguyên lòng tự trọng, luôn đau đáu mong có ngày được “vô bến rời dòng dâm ô”; người vú em chìm trong nỗi nhớ thương con; người vợ vì thương chồng mà chịu cảnh đắp đê cực khổ, người em gái còn nhỏ mà sớm phải bán bánh dạo kiếm sống… Họ là những đại diện tiêu biểu cho phụ nữ Việt
2. Đến những người phụ nữ quật khởi
Khi đất nước chìm trong nô lệ đau thương, người phụ nữ cũng cùng chịu chung số phận khổ đau. Đất nước vùng lên đấu tranh, họ không kém phần quả cảm, cùng xông pha trên cả hai mặt trận: tiền tuyến và hậu phương. Hình ảnh đẹp đẽ, tràn đầy sức sống và dũng khí của những nữ anh hùng đó đã được nhà thơ Tố Hữu khắc họa thành công trong các sáng tác của mình. Đó là những người mẹ một đời lam lũ nhưng kiên cường, cống hiến hết sức lực còn lại cho cách mạng, đó là những người con gái dũng cảm, dám hi sinh thân mình cho Tổ quốc... và rất nhiều, rất nhiều những tấm gương khácmà ta có thể tìm thấy trong thơ Tố Hữu.
May mắn hơn nhiều nhà thơ cùng thế hệ, Tố Hữu được giác ngộ cách mạng ngay từ khi mới trưởng thành. Con đường cách mạng giống như “Mặt trời chân lý chói qua tim” đã soi sáng tư tưởng và chi phối toàn bộ hoạt động sáng tác của nhà thơ.
Ngay từ những sáng tác đầu tay, Tố Hữu đã có cái nhìn đúng đắn về vai trò của quần chúng đối với sự nghiệp cách mạng. Đặc biệt, trong những năm tháng hoạt động kháng chiến, ông được sống gần nhân dân, được các mẹ, các chị chở che, đùm bọc. Điều này giúp ông cảm nhận chân thực nhất tình cảm mãnh liệt của họ dành cho đất nước. Thi hứng của ông thường được bắt nguồn từ chính những tấm gương trong hiện thực của cuộc chiến đấu gian khổ. Một hình ảnh đã được Tố Hữu nâng lên thành biểu tượng bất khuất về người phụ nữ Việt Nam, đó là Mẹ Suốt, người mẹ chèo đò trên sông Nhật Lệ:
Khi đất nước chìm trong nô lệ đau thương, người phụ nữ cũng cùng chịu chung số phận khổ đau. Đất nước vùng lên đấu tranh, họ không kém phần quả cảm, cùng xông pha trên cả hai mặt trận: tiền tuyến và hậu phương. Hình ảnh đẹp đẽ, tràn đầy sức sống và dũng khí của những nữ anh hùng đó đã được nhà thơ Tố Hữu khắc họa thành công trong các sáng tác của mình. Đó là những người mẹ một đời lam lũ nhưng kiên cường, cống hiến hết sức lực còn lại cho cách mạng, đó là những người con gái dũng cảm, dám hi sinh thân mình cho Tổ quốc... và rất nhiều, rất nhiều những tấm gương khácmà ta có thể tìm thấy trong thơ Tố Hữu.
May mắn hơn nhiều nhà thơ cùng thế hệ, Tố Hữu được giác ngộ cách mạng ngay từ khi mới trưởng thành. Con đường cách mạng giống như “Mặt trời chân lý chói qua tim” đã soi sáng tư tưởng và chi phối toàn bộ hoạt động sáng tác của nhà thơ.
Ngay từ những sáng tác đầu tay, Tố Hữu đã có cái nhìn đúng đắn về vai trò của quần chúng đối với sự nghiệp cách mạng. Đặc biệt, trong những năm tháng hoạt động kháng chiến, ông được sống gần nhân dân, được các mẹ, các chị chở che, đùm bọc. Điều này giúp ông cảm nhận chân thực nhất tình cảm mãnh liệt của họ dành cho đất nước. Thi hứng của ông thường được bắt nguồn từ chính những tấm gương trong hiện thực của cuộc chiến đấu gian khổ. Một hình ảnh đã được Tố Hữu nâng lên thành biểu tượng bất khuất về người phụ nữ Việt Nam, đó là Mẹ Suốt, người mẹ chèo đò trên sông Nhật Lệ:
Một tay lái chiếc đò ngang
Bến sông Nhật Lệ, quân sang đêm ngày
Sợ chi sóng nước tàu bay
Tây kia ta đã thắng, Mỹ này ta chẳng thua!
Kể chi tuổi tác già nua
Chống chèo xin cứ thi đua đến cùng!
(Mẹ Suốt)
Lời bộc bạch giản dị, chân tình của mẹ đã khiến bao thế hệ cảm phục và xúc động:
Gan chi, gan rứa, mẹ nờ?
Mẹ rằng: Cứu nước, mình chờ chi ai?
Chẳng bằng con gái, con trai
Sáu mươi còn một chút tài đò đưa
Tàu bay hắn bắn sớm trưa
Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò...
Mẹ rằng: Cứu nước, mình chờ chi ai?
Chẳng bằng con gái, con trai
Sáu mươi còn một chút tài đò đưa
Tàu bay hắn bắn sớm trưa
Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò...
(Mẹ Suốt)
Dường như với mẹ, việc chèo đò đưa quân, việc cách mạng là một lẽ thường tình. Hình ảnh mẹ Một tay lái chiếc đò ngang đã trở thành “nguồn sức mạnh cổ vũ động viên hàng chục nghìn cán bộ, chiến sĩ ta vững tay súng ở chiến trường đánh Mỹ.”( Phụ nữ Việt
Ngẩng đầu mái tóc mẹ rung
Gió lay như sóng biển tung trắng bờ...
Gió lay như sóng biển tung trắng bờ...
(Mẹ Suốt)
Có thể thấy, thơ Tố Hữu luôn dành tiếng nói yêu thương, lòng trân trọng và tình cảm xúc động, thành kính khi viết về những người mẹ. Đó là những bà Bủ, bà Bầm, là “bà mẹ Việt Bắc”, những người tưởng chừng cả đời chỉ biết gắn bó với cây rau rừng, với củ mài, củ sắn không biết đến đấu tranh, đến chính trị nhưng bằng tình cảm yêu quê hương, đất nước của một người con đất Việt, họ đã ý thức được trách nhiệm với cuộc kháng chiến của dân tộc. Có người không trực tiếp tham gia chiến đấu nhưng đã hy sinh chồng và hai con trai mình cho đất nước, đó là một sự hy sinh thầm lặng và cao cả.
Hình ảnh “bà má Hậu Giang”, người má kiên trung nuôi giấu cán bộ, bất chấp hiểm nguy một mình bám trụ với mảnh đất chết, “lom khom đi lượm củi khô” nấu cơm cho Việt Minh... đã khắc sâu trong tâm trí của người đọc. Trong kháng chiến, những người chiến sĩ cộng sản đã không thể cầm được nước mắt trước lời nhắn nhủ của má:
Má già nhắm mắt rưng rưng:
Các con ơi! Ở trong rừng U Minh
Má có chết một mình má chết
Cho các con trừ hết quân Tây!
(Bà má Hậu Giang)
Má đã không hề run sợ trước gót giày của quân xâm lược. Tình cảm dành cho cách mạng, cho đất nước đã tạo thành nguồn sức mạnh lớn lao cho má:
Sức đâu như ngọn sóng trào
Má già đứng dậy, ngó vào thằng Tây
Má hét lớn: “Tụi bay đồ chó!
Cướp nước tao cắt cổ dân tao!
Tao già không sức cầm dao
Giết bay có các con tao trăm vùng!
Con tao gan dạ anh hùng
Như rừng đước mạnh, như rừng chàm thơm!
Thân tao chết, dạ chẳng sờn!
(Bà má Hậu Giang)
Những lời đanh thép của má không chỉ làm kinh hồn bạt vía quân thù mà còn là lời thúc giục tinh thần đấu tranh của các chiến sĩ trên khắp mọi miền đất nước:
Má ơi, con đã nghe lời má kêu
Nước non muôn quý ngàn yêu
Còn in bóng má sớm chiều Hậu Giang
(Bà má Hậu Giang)
Nếu như mẹ Suốt “Sáu mươi còn một chút tài đò đưa”, bà má Hậu Giang nuôi quân kiên cường, bất khuất đã trở thành biểu tượng về những người mẹ anh hùng thì chị Trần Thị Lý, người con gái Việt Nam bị giặc bắt, tra tấn, tù đày dã man mà vẫn hiên ngang, anh hùng là một hình ảnh đẹp, tràn đầy sức sống và dũng khí:
Em là ai? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng?
(Người con gái Việt Nam )
Một loạt những câu hỏi tu từ được tác giả sử dụng để khẳng định một điều: Chị là một người con gái Việt
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!
Chị trở thành bất tử:
Từ cõi chết em trở về chói lọi
Như buổi em đi, ngọn cờ đỏ gọi
Em trở về, người con gái quang vinh
Cả nước ôm em khúc ruột của mình.
(Người con gái Việt Nam )
Chị vừa là người góp phần làm nên đất nước, vừa là người con của đất nước, người con bé nhỏ được ôm ấp vỗ về bởi bà mẹ quê hương. Hình ảnh chị cao cả mà giản dị, lớn lao nhưng cũng rất đỗi đời thường, chị giống như bao người phụ nữ Việt
Em đã sống bởi vì em đã thắng
Em sẽ đứng trên đôi chân tuổi trẻ
Đôi gót đỏ lại trở về quê mẹ
Em sẽ đi trên đường ấy thênh thang
Như những ngày xưa rực rỡ sao vàng
(Người con gái Việt Nam )
Em là con gái Bắc Giang
Rét thì mặc rét nước làng em lo.
Nhà em phơi lúa chưa khô
Ngô chửa vào bồ, sắn thái chưa xong
Nhà em con bế con bồng
Em cũng theo chồng đi phá đường quan.
(Phá đường)
Những lời kể hết sức hồn nhiên của cô bao hàm trong đó một niềm tự hào lớn lao. Nếu như cô gái thay chồng đắp đê trong bài “Tiếng hát trên đê” làm việc trong đau khổ, tủi nhục, căm hận thì cô gái “Phá đường” lại làm việc trong hăng say, trong niềm vui được cống hiến cho đất nước. Người đọc cảm nhận rõ được sự khác biệt giữa cuộc sống của người phụ nữ trong nô lệ và trong chiến đấu.
Chiến tranh là khốc liệt. Những người phụ nữ ấy, bằng tình yêu sâu nặng đối với quê hương, đất nước đã coi công việc đào đường gian khổ như tham gia một cuộc thi hết sức vui vẻ:
Hì hà hì hục
Lục cục lào cào
Anh cuốc em đào
Đá lở đất nhào!
Nào anh bên trai
Nào em bên nữ
Ta thi nhau thử
Ai nào hơn ai!
Anh tài thì em cũng tài
Đường dài ta sẻ, sức dai ngại gì.
(Phá đường)
Chính từ những tấm gương như thế, cuộc chiến đấu của dân tộc ta đã giành được thắng lợi vẻ vang. Các mẹ, các chị, những người phụ nữ anh hùng đã cống hiến toàn bộ cuộc đời mình cho sự nghiệp kháng chiến của cách mạng sẽ mãi mãi in dấu trong “hình của nước”. Và Tố Hữu, bằng một tình yêu sâu nặng, một hồn thơ rộng mở, một tấm lòng trân trọng, thành kính đã giúp chúng ta lưu giữ những hình tượng bất hủấy trong những vần thơ trác tuyệt của ông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét