Có nhiều hoàn cảnh trong cuộc sống khiến teen “bỗng
dưng túng thiếu”, từ đó teen hay nhờ đến sự giúp đỡ của bạn bè. Nhưng
một số teen cứ thiếu là mượn, không kể nguyên nhân. Không chỉ mượn vô
tội vạ, có những teen còn định “xù” luôn những khoản ấy hay có những
chiêu làm cho "chủ nợ" phải hoảng hồn bởi cách trả nợ "đặc biệt" của
mình.
Mượn tiền trả lắt nhắt
Khi ta khó khăn cần bạn bè giúp đỡ, có rất nhiều bạn
nhiệt tình với ta, bạn sẵn sàng giúp đỡ vì biết ta đang cần kíp với tinh
thần vui vẻ. Thế nhưng không ít teen lại có thái độ trả tiền "kinh dị"
khiến những người bạn tốt ấy “sợ chết khiếp”.
Như trường hợp của Hồng Anh, 16 tuổi, cô nàng sau
nhiều phen “kinh hãi” đã tự hứa với bản thân là “thấy chết phải ngó lơ”.
Hồng Anh tâm sự: “Ngày trước mình rất nhiệt với bạn bè. Chuyện gì cũng
vậy, cả chuyện tiền bạc, bạn bè cần là mình luôn cố gắng giúp, thậm chí
khó khăn quá mình có thể nhờ mẹ mình giúp cùng. Thế nhưng nhiều bạn lại
lợi dụng lòng tốt của mình, mượn nhưng hình như không có ý định trả. Qúa
lâu mình “xin lại”, một số còn tỏ ra khó chịu. Thỉnh thoảng mình gặp
những bạn có chiêu trả tiền rất hãi.
Mình cho nhỏ bạn cùng lớp tên Minh Thu mượn 200k. Thu
bảo bạn ấy cần tiền mua quà sinh nhật cho mẹ. Thu sẽ trả ngay vào tuần
sau. Thế mà bẵng đi gần 2 tháng không động tĩnh, mình thấy Thu ăn xài
chơi bời rất nhiều, nhưng hình như Thu đã quên mất đang nợ mình. Hỏi
khéo thì Thu bảo “Ah, để Thu trả từ từ”. Thế là 200k, mỗi ngày 5k, 10k
hay 20k. Thu cứ đưa lắt nhắt sau khi Thu tung tăng đi ăn uống cùng bạn.
Mình không nhớ được Thu đã trả bao nhiêu. Mình thấy buồn vì Thu trả như
kiểu “bố thí cho mình vậy”."
Có thể nói, cách mượn tiền của Thu khiến nhiều
người khiếp sợ. Đồng thời, người cho mượn tiền cũng cảm thấy mình không
được tôn trọng.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Mượn tiền trả dây chuyền
“Sau một sáng thức dậy, không mượn tiền nhưng mình
bỗng thành con nợ” - Đó là lời tâm của Quốc Minh, 18 tuổi. Anh chàng kể
rằng: “Mình có một thằng bạn không-thân-mấy tên Mạnh Hùng. Hùng luôn tự
nhận là bạn thân của mình. Mình ban đầu nghĩ do Hùng quý mình nên cũng
không phản bác. Thế nhưng lâu dần, mình thấy Hùng chỉ tìm mình khi cần
nguồn-cứu-trợ. Có lần Hùng mượn tiền, nhưng mình không có, thế là Hùng
quay sang mượn ngay một người bạn khác của mình. Rồi Hùng còn hẹn với
người ta: “Cứ yên tâm cho mượn đi. Hùng với Minh là bạn thân. Có gì Minh
sẽ trả giúp Hùng. Minh hứa rồi”. Đến khi bạn mình gọi điện thoại kể
lại, mình mới chưng hửng vì Hùng không hề nói lời nào cả. Bị sốc mình
gọi cho Minh, thì Minh chỉ cười cười nhờ trả”.
Không khác gì Q.Minh, một số teen bỗng dưng trở thành
con nợ không nguyên do. Những người mượn nợ dậy chuyền như thế thường
“nhận vơ” trên những mối quan hệ, hay là bạn theo kiểu “thân” mà
thân-ai-nấy-lo, số ít là anh em họ hàng xa. Chính vì thế, “nạn nhân” cảm
thấy rất khó từ chối và không biết nên xử sự ra sao.
Kiểu mượn tiền này không chỉ khiến người-bị-đổ-nợ tức
giận, mà khiến cả người cho mượn nợ cũng tức giận. Và hẳn đây là một
khoản nợ khó đòi, vì sự đùn đẩy trách nhiệm cứ từ người nọ đổ sang người
kia. Những người nào bị gạt một lần, thường sẽ tởn tới già với những ai
có cách cư xử thiếu tôn trọng như vậy.
Đến những kiểu mượn phổ biến khác...
Một trường hợp mượn tiền phổ biến là “mượn tiền
trả dây chuyền”. Nghĩa là mượn tiền A để trả B và mượn B để trả cho C,
cứ thế xoay vòng. Nhiều teen vô tình trở thành người-ở-giữa, khiến cho
những kiểu mượn tiền này trở nên phổ biến hơn. Tất nhiên, khi biết rằng
mình là người-ở-giữa, thì chẳng ai muốn cả. Nhưng nhiều khi, tiền đã cho
mượn rồi, nhận ra thì cũng…quá trễ.
Hoàng Tùng, 17 tuổi cho biết: “Mình có thằng bạn
chuyên gia mượn người này để trả nợ cho người kia. Chỉ cần nhìn thấy nó
thôi, là khối đứa đòi-tiền. Nhiều khi mình không muốn giúp, nhưng vì nó
van nài, nể bạn nên phải giúp mà lòng thấy thật không vui chút nào. Mình
thật sự bực mình vì tính không rõ ràng của nó. Nhiều bạn bè thấy mình
chơi với nó, cũng tỏ ra e dè khi kết bạn với mình.”
Những kiểu mượn tiền như vậy lâu dần dẫn đến một kiểu
mượn phổ biến khác nữa, đó là mượn nợ không kì hạn. Nghĩa là người mượn
tiền nhưng không có ý định hoàn lại. Những “con-nợ” này thường là những
người có “kinh nghiệm” vay mượn, hay chí ít cũng phải là những người
da-mặt-khá-dầy. Thế nên, dù cho có bị “chủ nợ” đòi đến đâu, thì “con-nợ”
vẫn có đủ cớ và lí do khất lần khất lượt. Về phía chủ nợ, thì thật đến
“khốn khố” sau những cuộc giằng co. Thậm chí, nhiều khi dẫn đến xô xát
giữa 2 bên vì lời qua, tiếng lại.
Thận trọng trước khi cho mượn tiền.
Tin tưởng và giúp đỡ bạn bè là một điều tốt, nhưng
giúp đúng người, đúng lúc mới là điều quan trọng. Đôi khi vô tình, ta
bỗng trở thành người tiếp tay cho những điều không tốt. Vì thế, trước
khi cho vay mượn, teen nên tìm hiểu kĩ nguyên nhân và hoàn cảnh của khổ
chủ. Nhưng cũng không nên vì “sợ trốn nợ”, hay cảm thấy người ấy “khó
trả lại được” mà ngoảnh mặt làm ngơ trước những hoàn cảnh khó khăn.
Hoài My, 16 tuổi đã rất ân hận vì một lần “lạnh lùng”
của mình. Cũng khó trách H.My, do H.My khá hiền lành, nên từng bị nhiều
bạn bè lợi dụng. Rút kinh nghiệm những lần trước, H.My luôn tỏ ra lạnh
lùng và ngại ngần nếu ai “vay-mượn”.
Một lần, có người bạn học cùng cấp 2 đến tìm My để
tìm sự giúp đỡ. Rút kinh nghiệm, bạn chưa kịp nói hết lời thì My từ chối
ngay. Nhưng My đâu biết rằng do gia đình người bạn cũ ấy đang gặp khó
khăn nên không đủ khả năng đóng tiền học cho bạn. Vì muốn được tiếp tục
học, nên bạn ấy mới tìm bạn bè mong được giúp đỡ. Vậy mà My không biết,
nên đã ngoảnh mặt làm ngơ, thấy “chết” không cứu.
Khi ta giúp người khác một việc tốt, nghĩa là chính
ta đang đem lại một niềm vui và một điều ý nghĩa cho cuộc sống của mình.
Vì thế, đừng quá “ạnh lùng trước những con người và những hoàn cảnh
thật sự khó khăn.
Hãy thật bình tĩnh và sáng suốt, để luôn là người bạn tốt của mọi người, teen nhé.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét