Thứ Hai, 2 tháng 1, 2012

Cõi chênh vênh

Có vẻ đã quá quen thuộc và không mấy khó khăn khi khẳng định với nhau rằng chắc chắn, biết ơn là lối suy tư và ứng xử tốt đối với tất cả mọi người.
Biết ơn là sự biểu đạt cơ bản của lòng từ ái dành cho chính bản thân mình và tha nhân. Biết ơn đem sự dễ chịu và vui vẻ vào đời sống.
Thực tế, nghiên cứu cho thấy, biểu đạt sự biết ơn đem lại nhiều lợi lạc từ khả năng cải thiện sức khỏe thể lý đến việc giúp tăng cường thêm sự sắc sảobén của tinh thần.
Theo một bài mới đăng gần đây trên Psychology Today, nhóm tác giả cũng đã khám phá ra rằng, khi chúng ta phát triển hàng ngày một thói quen về sự cảm kích– thái độ biết ơn– thì chúng ta trải nghiệm một “một mức độ an lạc tâm lý nói chung cao hơn hẳn và làm giảm đi các nguy cơ của một số dạng thức tâm bệnh.”
Biết ơn là thang máy của tâm trạng; giúp chúng ta nhắm vào những điều “có” hơn là những điều “không sở hữu”. Biết ơn còn giúp ta tìm ra cách để khép lại quá khứ.
Vậy, dựa trên thoáng phác họa khái quát vừa nêu, tại sao chúng ta không dành ưu tiên để cảm thấy biết ơn mỗi ngày?
Vẫn biết, nhiều người quá bận rộn và thường xuyên phải chạy đuổi theo thời gian biểu chen đầy công việc, nên một sự thực tập biết ơn lắm lúc tựa bổ sung vào một việc nữa trong danh sách ‘phải làm’.
Song nếu chỉ cần nắm lấy vài ba khoảnh khắc mỗi ngày để biểu đạt lòng biết ơn, mình có thể phát triển một thói quen– theo thời gian– đòi hỏi rất ít nỗ lực.
Nhờ có mặt đầy đặn hơn trong hiện tại, mình sẽ dễ chú tâm. Nó mang lại cảm giác yên bình dưới mọi áp lực, khả năng hồi phục sức khỏe và thư giãn giúp mình thêm năng lượng sống tỉnh thức. Sẵn sàng rồi chứ?
Chẳng hạn, thử chọn 5 khoảnh khắc thường lệ trong đời mà mình có thể nảy sinh lòng biết ơn. Thực tế, mình có thể biết ơn về bất cứ điều gì: một con người, thú cưng, đồ vật, phẩm chất, ý tưởng hoặc hình ảnh…
Dưới đây là 5 ví dụ giản đơn để mình có thể biểu tỏ lòng biết ơn và thể hiện lời cảm tạ khi mỗi ngày đi qua.
  1. Sáng. Khi nhấm nháp ly/ cốc nước ấm/ trà/ sữa/ café đầu tiên trong ngày, hãy thử đi ‘du lịch’ xoay quanh; mân mê tay, dừng và hít vào; thưởng thức mùi vị nóng thơm, ấm áp. Cảm nhận dòng nước chảy qua cuống họng và thấm vào châu thân mình. Biết ơn về nghi thức buổi sáng thoải mái, khoái sướng này.
  2. Trưa. Vào bữa ăn giữa ngày, cảm nhận dạ dày mình đang kêu réo. Nhận ra cái đói và đoán trước bữa ăn sẽ dọn ra. Biết ơn rằng mình sắp được nuôi dưỡng, no bụng và rằng mình có mọi thứ cần thiết ngay bây giờ.
  3. Chiều. Hãy bước ra ngoài hoặc ngóng qua cửa sổ vào lúc thư giãn, nghỉ ngơi giữa giờ làm việc. Nhìn ngắm, quan sát mọi thứ  (màu sắc, ánh sáng, chim bay, bông hoa, …) và ghi nhận tâm trạng của bầu trời. Biết ơn vì nền tảng hiện hữu lúc này và không ngừng đổi thay đem đến cho ta mỗi ngày.
  4. Tối. Chú ý tới dáng người, tư thế đi và cách bàn chân đặt xuống mặt đất lúc rời khỏi nhiệm sở, hay sải bước trong nhà trước lúc tắm rửa, vệ sinh,… Biết ơn về sự uyển chuyển khi vận chuyển và cơ thể mạnh mẽ, tràn đầy sức lực.
  5. Đêm khuya. Cảm giác về sự yên tĩnh, rã rời dễ chịulúc thả mình xuống giường, duỗi toàn thân sau khi đã tắt đèn, khép mắt lại. Chú ý tới trọng lượng của cái chăn giữ cho mình ấm áp; cách cái đầu mình áp vào gối… Biết ơn nhờ trải nghiệm về sự nghỉ ngơi.
Khi dừng nói lời ‘cảm ơn’ suốt ngày, e chừng mình sẽ cảm thấy tốt hơn. Và ngày lại ngày trôi qua, tình cờ nhận thấy tình cảm biết ơn dồn tới nhiều hơn; thậm chí, ngay trong những ngày tháng cực nhục, đen tối nhất thì mình cũng sẽ có được khoảnh khắc bình yên, để rồi lại phấn khích hơn trong thời điểm tốt lành.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét