Bạn giận ư? Vâng, tất cả chúng ta không phủ nhận điều đó. Ðôi khi chúng ta
phát cáu lên, bực mình và càu nhàu. Chúng ta nóng giận và cáu tiết với
người này hay người khác vì một lý do này hay lý do khác. Có rất nhiều
việc, nhiều hoàn cảnh làm cho chúng ta lo âu và bực mình, chúng ta thường
nản lòng và nổi giận khi một việc gì đó làm không theo ý muốn của chúng ta.
Chúng ta muốn mọi điều phải y như ý của ta và khi thất bại, chúng ta nổi
giận hóa điên lên.
Ðôi khi chúng ra mong muốn một điều gì đó đến với chúng ta (như lên lương
chẳng hạn), và khi điều đó không xảy ra, chúng ta buồn nản và nóng giận.
Thế đó, mọi người đều muốn khêu khích, chọc tức, xúc phạm chúng ta. Họ có
thói quen thích làm cho chúng ta tức giận và khó chịu.
Thật ra, thiếu điều kiện, hoàn cảnh dễ cho chúng ta nóng giận. Nếu chúng
ta quan sát những phản ứng và lời nói của chúng ta trong những việc làm
hằng ngày, chúng ta sẽ tìm thấy được rất nhiều duyên cớ khi ta mất bình
tĩnh, hay ngay ở ngưỡng cửa của sự mất bình tĩnh. Sự nóng giận thể hiện
qua lời nói, cử chỉ, những sự thay đổi trên nét mặt của chúng ta, qua
giọng nói, cáu kỉnh, qua hành động và khi chúng ta lên giọng.
Và khi chúng ta không còn kiềm chế được nữa, chúng ta bắt đầu la hét, đá
đồ vật, đóng rầm một cánh cửa, đập bàn, đập điện thoại hoặc thậm chí đánh
người hoặc hành hung người khác. Trong tình cảnh như thế, chúng ta không
được biết diệt cơn nóng giận hoặc kiềm chế cơn thịnh nộ và thậm chí người
ta có thể chết vì cơn đau tim đột ngột.
Tính khí nóng giận của chúng ta thay đổi qua sức mạnh của cảm xúc. Những
người có tính khí nóng, rất dễ dàng nóng giận. Còn những người có tính khí
hòa nhã, luôn ở trạng thái bình tĩnh, hòa nhã sau khi cơn giận dổi đã đi
qua. Có người nuôi hận thù đố kỵ dai dẳng, cũng có người dễ dàng tha thứ,
bỏ qua. Cho dù nó là sự việc gì thì sự kiện vẫn tồn tại đó để cho tất cả
chúng ta nổi nóng, chỉ là sự khác biệt ở sức mạnh của cảm xúc và tần số
của cảm xúc mà thôi. Vì ngay cả những người có tính khí hòa nhã nhất, cũng
có thể biểu hiện những dấu hiệu phiền nhiễu, lo âu, nóng giận khi sự kiên
nhẫn của anh ta vượt qua mức chịu đựng hoặc khi anh ta chịu quá nhiều áp
lực.
Chúng ta nên nổi nóng không? Có phải đó là điều nổi giận chính đáng không?
Nó dùng để nổi giận và la hét người khác để rồi mất bình tĩnh và mặt đằng
đằng sát khí không? Sự nóng giận đã trở thành lối sống của một số người
trên thế giới phải không? Chúng ta đã cho nó là điều hiển nhiên và chấp
nhận nó như thể là điều tự nhiên và không thể tránh né nó chăng? Khi đọc
những tạp chí ngày nay, chúng ta tìm thấy rất nhiều sự kiện nói về sự nóng
giận và hận thù của con người ở hành tinh của chúng ta. Ðọc về tất cả
những cuộc đấu tranh và những cuộc chiến đang diễn ra trên mọi miền thế
giới, có bao giờ chúng ta tự hỏi tại sao người ta không thể sống chung với
nhau một cách bình an như thể anh chị em một nhà được nhỉ? Tại sao chúng
ta quá hững hờ, quá tàn nhẫn, quá bất nhân? Tại sao có những người giết
người vô tội để đoạt những gì họ muốn? Tại sao có nhiều nước tranh đua để
chế tạo những vũ khí hạt nhân mà có thể hủy diệt loài người trên thế giới?
Tại sao có quá nhiều nổi lo sợ và sự thiếu tin cậy nhau?
Nóng giận và yêu thương đều khởi nguồn từ trái tim của chúng ta. Một điều
chúng ta tin chắc rằng nóng giận là điều xấu, chúng ta phải tuyệt đối ngăn
cản chúng, khi khởi đi từ trái tim và đầu óc của chúng ta. Nó là một xúc
cảm phá hủy gây ra nhiều đau thương trên thế giới và trong cuộc sống của
chúng ta. Nó khởi đầu từ đầu óc của chúng ta và đầu óc là nguồn gốc khởi
sự, nó cần phải được kiểm tra và loại bỏ. Trong lời tựa của Hiến chương
UNESCO (cơ quan Văn Hóa Liên Hiệp Quốc) nói như sau: " Vì chiến tranh khởi
đi trong đầu óc của con người, thì cũng chính từ đầu óc của con người mà
việc bảo vệ hòa bình có thể được thực hiện ... ". Trong quyển " Bước vào
cuộc sống giác ngộ" viết như sau: " Bạn có thể giết bao nhiêu người tội
lỗi? Số người đó thì vô kể trên thế gian này. Nhưng nếu suy nghĩ lúc nóng
giận bị diệt đi thì tất cả những kẻ thù cũng bị tiêu diệt đi".
Sự nóng giận làm cho đời sống của chúng ta khốn khổ. Nếu chúng ta tiếp tục
nóng giận và không nỗ lực để kiềm chế nó, chúng ta sẽ tiếp tục sống trong
sự bồn chồn, bất an. Mỗi khi chúng ta bực bội chỉ vì những chuyện vặt vãnh,
cáu gắt, giận dữ, chúng ta đã bắt đầu điên lên. Cảm giác bừng bừng nóng
này gia tăng theo cường độ của sự nóng giận. Cơn nóng giận càng mạnh mẽ,
cảm giác bừng bừng nóng của chúng ta càng mạnh mẽ theo ... đó là một cảm
giác rất đau khổ. Bạn có thể quan sát nó ở chính bản thân bạn. Lần sau,
nếu bạn có lo âu hay nóng giận điều gì, hãy quan sát trạng thái tinh thần
và nhịp đập của tim, và bạn sẽ thấy được sự đau khổ và sự tổn thương của
chính bản thân bạn đang chịu đựng trong trạng thái nóng giận, rối loạn và
phiền toái.
Giận dữ là một trạng thái không lành mạnh của tinh thần, Ðức Phật không
bao giờ cho phép nóng giận một điều gì. Trong đạo Phật, không có gì được
xem là cơn nổi giận đúng. Tất cả mọi cơn nóng giận từ mức độ thấp hay cao
cũng đều là xấu cả. Nó giống như là liều thuốc độc tiêm vào đầu óc chúng
ta. Vì thế Ðức Phật khuyên chúng ta "hãy hóa giận dữ thành yêu thương."
Ngài còn nói: "Lòng oán giận không bao giờ chiến thắng được lòng oán giận.
Chỉ có lòng yêu thương mới có thể xoa dịu được lòng oán giận-đây là một
định luật vĩnh hằng". Ngài còn nói rằng: "Hãy chinh phục người đàn ông
giận dữ bằng lòng yêu thương của mình".
Hãy bắt đầu bằng một nụ cười, Ðức Phật nói: "ngay cả nếu một tên trộm lấy
cái cưa để cắt chân tay chúng ta, chúng ta cũng không nên tỏ ra giận dữ.
Nếu chúng ta tỏ ra bực mình, giận dữ tức là chúng ta không nghe theo lời
Ngài dạy. Thay vào đó, Ngài khuyên chúng ta hãy ban phát lòng yêu thương
đến kẻ hành hạ mình. Ngài nói rằng "vì các ngươi cần nên huấn luyện chính
bản thân các ngươi". Trạng thái không lo âu, bối rối nên vẫn giữ lại trong
đầu óc chúng ta, chúng ta nên tiếp tục nói những lời nói thân thiệt, nên
bày tỏ những niềm cảm thông với khác, hãy để trái tim tràn ngập lòng yêu
thương, giải phóng thoát khỏi những ác tâm, hiểm độc còn đang ẩn náo. Và
đ?i với những kẻ hành hạ này (những tên trộm đang cưa chân tay chúng ta),
chúng ta hãy tưới mát bằng ý nghĩ đầy tình yêu thương bao la vô hạn, thoát
khỏi sự nóng giận oán thù.
Không chỉ Ðức Phật là vị thầy duy nhất thuyết giảng về tình yêu thương.
Tất cả những bậc vĩ nhân cũng giảng như thế. Chúa Jesus Christ nói: "Hãy
yêu người hàng xóm của con như yêu chính con vậy! Nếu một người nào đó vả
vào má phải của con, con hãy quay sang má trái yêu cầu anh ta vả thêm một
cái còn lại". Mahatma Gandhi, người nổi tiếng ủng hộ bất bạo động nói: "Nếu
máu chảy, cứ để mặc cho nó chảy. Chuẩn bị sẳn sàng lòng can đảm thầm kín
cho cái chết mà không giết hại. Vì người đàn ông sống trong tư thế sẳn
sàng để đón nhận cái chết, nếu cần thiết trong tầm tay của người anh của
anh ta, đừng bao giờ giết anh ta". Câu nói này nhắc ta nhớ lại câu chuyện
của một vị tu sĩ bị đe dọa bởi một viên tướng hung bạo. Viên tướng thét: "Ngươi
biết không, ta là một người có thể giết chết ngươi mà không hề cảm thấy ăn
năn". Vị tu sĩ đáp lại: "Thưa Ngài, tôi là người có thể bị giết mà không
hề oán trách". Ðối mặt với người có tấm lòng dũng cảm, viên đại tướng bỏ
đi mà không hề làm hại vị tu sĩ đó.
Ngoài việc đầu độc đầu óc của chúng ta, nóng giận, oán thù cũng là mối
nguy hiểm cho sức khỏe của cơ thể chúng ta. Ngành khoa học y dược đã chứng
minh rằng nóng giận và những cảm xúc có hại cho sức khỏe khác có thể đóng
góp mang lại những mầm bệnh cho cơ thể. Khi chúng ta nóng giận, cơ thể
chúng ta tiết ra những chất hóa học mà có thể làm rối loạn sự cân bằng
sinh lý. Nếu những hành vi của chúng ta trở thành thói quen, nó có thể dẫn
đến những bệnh đau ốm vặt kéo dài, chẳng hạn như: loét bao tử, chứng khó
tiêu, táo bón, cao huyết áp, đau tim và thậm chí bị ung thư nữa.
Mặt khác, trạng thái tinh thần bình an và điềm tĩnh dẫn đến sự cân bằng
thể chất và tinh thần. Chúng ta sẽ mạnh khỏe hơn, hạnh phúc hơn và sống tự
tin hơn. Một số bệnh mãn tính như: chứng khó tiêu có thể đang quấy rầy
chúng ta và cũng có thể được giải quyết. Những căn bệnh khác cũng có thể
được ngăn chặn. Một tinh thần sảng khoái thanh thản sẽ được thể hiện qua
nét mặt và là da của cơ thể. Chúng ta đi bất cứ nơi nào cũng được mọi
người yêu, mọi người thích. Không một ai thích giao thiệp với một người có
tính khí nóng giận hay dễ dàng giận dữ. Lấy một ví dụ: Một ông chủ luôn
luôn cau có, hay la hét với nhân viên, ông ta chẳng được lòng ai cả và mọi
người đều xa lánh. Khi có cơ hội, những nhân viên này sẽ rời bỏ ông. Ngược
lại với ông chủ luôn mỉm cười, tốt bụng hay giúp đỡ, một người không bao
giờ hoặc ít khi để mất bình tĩnh thì luôn được mọi người quan tâm và yêu
mến. Với một ông chủ như thế, rất ít nhân viên rời bỏ ông cho dù ở nơi
khác lương cao hơn.
Hơn nữa, đạo đức của bạn sẽ ảnh hưởng đến những người tiếp xúc với bạn,
bạn là một ví dụ điển hình cho người khác noi theo. Chúng ta có thể thay
đổi thế giới, làm cho nó trở nên tốt hơn và mọi người thành thật hơn dựa
trên sự thiết lập một mô hình điển hình không? Vâng, được. Qua sự thay đổi
của chính chúng ta và thiết lập một mô hình, chúng ta thật sự đang tích
cực đóng góp làm cho thế giới ngày một tốt hơn. Hãy cho rằng: Thế giới
được tạo thành bởi con người, con người tạo nên thế giới. Nếu bạn thay đổi
con người, bạn đang thay đổi thế giới. Và chúng ta bắt đầu ngay chính bản
thân chúng ta, sau cùng, bạn cũng không phải là người duy nhất sống trên
trái đất này. Vì thế khi bạn thay đổi, bạn sẽ thay đổi thế giới này trong
hoàn cảnh sẽ ít thêm một người dễ dàng nóng giận. Nếu càng có nhiều người
thay đổi thì thế giới này sẽ càng được thay đổi hơn. Mọi người càng yêu
thương và được sống trong cảnh thanh bình, những cảnh rối loạn, xung đột
trên thế giới sẽ được giảm xuống.
Nhận biết được sự độc hại của giận dữ có thể mang đến cho chúng ta và
những người khác, chúng ta hãy xua tan giận dữ và ban phát lòng yêu thương
nhân hậu. Chúng ta hãy nhân hậu, kiên nhẫn, tử tế và giúp đỡ kẻ khác.
Chúng ta chớ nên cọc cằn. Chúng ta đừng để cho kẻ khác bối rối, hoang mang
và khó xử. Hãy quan sát xung quanh và nhận thấy rằng: đã có quá nhiều đau
thương trên thế giới, chúng ta đừng cho thêm vào nữa. Thay vào đó, chúng
ta hãy là nguồn an ủi và bình an, là ngọn đuốc thấp sáng cho những người
xung quanh, chúng ta đi một cách an toàn và hạnh phúc hơn.
Sự quyết định nén giận và ban rải tình thương là bước đầu tiên. Vấn đề kế
tiếp là chúng ta sẽ thực hành như thế nào? Khi nóng giận nổi lên, chúng ta
thật không dễ dàng kiềm chế nó, phải cần rất nhiều sự nổ lực và khéo léo
để kiềm chế sự nóng giận. Vì thế ở những trang sau chúng tôi sẽ bàn luận
về những phương cách và kỹ thuật để kiềm chế nóng giận. Vấn đề bàn luận
chủ yếu là sự chánh niệm (Sati) và sự phát sinh trí tuệ (Yoniso
manasikàra). Dựa vào chánh niệm chúng ta có thể sớm dập tắt sự nóng giận
từ khi mới chớm nở, thậm chí ngay cả khi nó phát lên. Ứng dụng sự phát
sinh trí tuệ để lý giải nhiều lý do tại sao chúng ta không nổi giận, sẽ
nhắc nhở và làm chúng ta có sự mong muốn xua đuổi cơn nóng giận tan biến
nhanh chóng từ đầu óc của chúng ta. Trong phần thứ ba, chúng tôi sẽ trình
bày thiền định trên lòng yêu thương nhân từ (Mettàbhàvanà), đó là một liều
thuốc giải độc cơn nóng giận tốt nhất. Chúng tôi tin rằng nếu bạn đọc quan
tâm, xem xét đến những lý do tại sao chúng ta không nên nổi giận, suy cho
cùng anh ta không muốn nổi giận, và lần sau khi cơn giận nổi lên, anh ta
muốn dập tắt nó ngay lập tức. Và kết hợp cùng với sự trau dồi chánh niệm
(Sati) và lòng yêu thương-nhân từ (Mettà), anh ấy sẽ có khả năng đánh bại
con quỷ giận dữ độc ác.
Mọi người có thể được hạnh phúc. Họ có thể diệt trừ tận gốc cơn nóng giận
và lòng oán thù từ trong tận trái tim họ và hiện thân của tình yêu vĩ đại,
trí tuệ và thân thiết thương yêu nhau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét