Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

Trí khôn của ta đâu?

Khi được hỏi rằng đâu là sự khác biệt giữa ông và một người bình thường. Einstein trả lời :” Nếu bạn yêu cầu một người bình thường tìm cây kim trong đống cỏ khô, anh ta sẽ dừng lại khi tìm được một cây kim, còn tôi thì sẽ bới tung từng ngọn cỏ khô để tìm cho ra tất cả những cây kim có thể còn nằm trong đó”.

Một nửa của 13 là gì?
Trên thực tế, các thiên tài không bắt buộc phải đạt điểm cao trong các kỳ thi, nói được nhiều ngoại ngữ, hay có chỉ số IQ cao…Đơn cử Marilyn Von Savant, với chỉ số IQ 228 cao nhất thế giới nhưng lại chỉ là một biên tập viên bình thường của tạp chí Parade.Trong khi đó nhà vật lý Richard Feynman, người đoạt giải Nobel và được xem như thiên tài gần đây nhất lại có chỉ số IQ là 122. Nhà tâm lý học Joy P.Guiod đi đến một kết luận: một người có thể có sức sáng tạo vượt xa trí thông minh của mình và ngược lại
Khi được hỏi:” Một nửa của 13 là gì?” bạn có thể trả lời ngay đó là 6 & ½. Đa số chúng ta suy nghĩ theo chiều hướng” tái sản xuất”, dựa trên những trường hợp tương tự trong quá khứ.Khi đối mặt với vấn đề , chúng ta lựa chọn kết quả giữa những dữ liệu được liệt kê từ quá khứ. Vì dựa vào kinh nghiệm, chúng ta thường quá tự tin vào sự đúng đắn trong kết luận của mình.
Mi ở đâu, những ý nghĩ thiên tài?
Để hiểu biết, bạn phải đọc cách cấu trúc lại vấn đề theo nhiều cách.Richard Feynman cảm thấy bí mật thiên tư của mình là khả năng không thèm đếm xỉa đến tất cả những gì mọi người đã từng suy nghĩ về vấn đề đó. Và ông tự mình tạo nên một lối nghĩ mới.
Giống như trò chơi ghép hình Legos, các thiên tài ngay lập tức kết hợp những ý tưởng hình ảnh và suy nghĩ lại với nhau, theo ý thức và tiềm thức. Hãy xem phương trình E=mc², Einstein không sáng chế ra khái niệm năng lượng, khối lượnghay tốc độ ánh sáng. Nhưng bằng cách kết hợp những khái niệm này một cách khác thường, ông có khả năng nhận ra những điều khác lạ khi nhìn vào một thế giới mà tất cả mọi người cùng nhìn.
Nói một cách dễ hiểu hơn với “ một nửa của 13” một người suy nghĩ ra kiểu phát sinh sẽ nói rằng có nhiều cách diễn tả 13. Ví dụ: 13= 1 & 3, từ “ mười ba” có 6 chữ cái nên một nửa là 3 chữ cái, XIII = XI & II , XIII ( Khi chia cắt ngang sẽ là VIII )
Thoát khỏi những lối mòn
Fred Smith, khi còn là sinh viên đại học Yale, đã đưa ra khái niệm về dịch vụ phát triển nhanh toàn quốc, bây giờ là Federal Express. Lúc đó nhiều chuyên gia kinh nghiệm của Hoa Kỳ cho anh ta sẽ thất bại.Thế nhưng thực tế đã chứng minh ngược lại. Những con đường cũ kỹ dựa trên kinh nghiệm chỉ làm trì trệ sự sáng tạo.
Quan trọng hơn, các thiên tài không bao giờ chịu ngồi yên đợi món quà may rủi như người bình thường,trí óc của họ luôn vận động tìm kiếm. Chính vì thế số lượng những thành quả của thiên tài rất đáng nể. Thomas Edison giữ kỷ lục với 1093 bằng sáng chế. Ông tự đặt ra cho bản thân và người trợ lý những chỉ tiêu về ý tưởng. Riêng ông cứ 10 ngày phải có 1 phát minh nhỏ và 6 tháng phải có 1 phát minh quan trọng. Einstein nổi tiếng với thuyết tương đối, nhưng bên cạnh đó , ông còn cho ra đời hơn 248 nghiên cứu khác

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét