Khi niềm tin vào thầy cô đã trở nên méo mó trong nhận thức của học sinh thì việc các em không nghe lời, chống đối thậm chí làm những hành động tương tự cũng là điều dễ hiểu.
Điều tra vụ cô giáo bị nữ đồng nghiệp đấm túi bụi
Đánh chết bạn vì 'giải quyết' mâu thuẫn bằng dao và gậy
Nữ sinh đánh nhau đến ngất xỉu: Công an vào cuộc xác minh
Mới đây, clip học sinh đánh nhau ở một trường THCS tại Trà Vinh đã gây xôn xao dư luận bởi tính bạo lực trong môi trường học đường. Sau vụ việc, ngoài học sinh bị xử lý, các thầy cô liên quan cũng chịu sự kỷ luật. Riêng thầy hiệu trưởng đã xin từ chức.
Thế nhưng, dường như sự việc này chưa đủ "ầm ỹ" nên ngày 9/3 vừa qua,cô Lê Thị Sen (49 tuổi) giáo viên trường tiểu học Phú An 1 (xã Phú An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) đã tiếp tục tạo nên một sự kiện "chấn động" học đường khi đánh túi bụi một giáo viên khác là cô Lương Thị Diệu Hoa (55 tuổi) ngay tại trường. Vậy là, người ta lại được chứng kiến một câu chuyện bạo lực khác nhưng lần này, nhân vật chính lại chẳng phải các em học sinh đang “trẻ người non dạ” mà đối tượng đánh nhau là người ngày ngày mang giáo án đến trường dạy các em điều hay lẽ phải.
Ngôi trường xảy ra vụ cô giáo đánh nhau. (Ảnh: VnExpress)
Theo tường trình của cô Lê Thị Sen (49 tuổi) người đánh đồng nghiệp Lương Thị Diệu Hoa (55 tuổi) thì nguyên nhân khiến cô hành hung là bởi trước đó cô Hoa nhờ một người khác đến phá lễ ăn hỏi của con cô Sen. Tuy nhiên, phía cô Hoa lại cho rằng, cô Sen hành động như vậy bởi trước đó, cô đã từng thẳng thắn, chân thành góp ý với công đoàn về việc cô Sen từng ăn nói sàm sỡ, chưa chuẩn mực và việc những năm trước khi cô Sen thường bỏ giờ, bỏ lớp, có khi 1 tuần chỉ dạy 1 buổi.
Sự việc chưa biết đúng sai, nhưng việc cô Sen đánh cô Hoa ngay góc cầu thang nhà trường đã là một hành động không thể chấp nhận đối với giáo viên. Trong môi trường sư phạm, sự yêu thương, văn hóa đáng lẽ phải được đề cao thì lại xảy ra tình trạng bạo lực. Học sinh còn non nớt, hiếu thắng, đôi khi không kiềm chế được nên đánh nhau đã là một việc cần xem xét lại một cách nghiêm túc, giáo viên vốn là người dạy dỗ các em lại đánh nhau thì không hiểu giáo viên sẽ dạy các em yêu thương, nhường nhịn người khác, hành động có văn hóa như thế nào?
Hơn thế nữa, sự việc này còn diễn ra dưới sự chứng kiến của nhiều học sinh đang dự buổi chào cờ. Nhận thức của các em sẽ như thế nào khi thấy cô giáo đánh nhau? Một kẻ mạnh đang ức hiếp kẻ yếu hay một cô giáo đang hành động như kẻ côn đồ giữa chợ? Một chút kinh hãi khi thấy cảnh này có lẽ cũng sẽ là một sự ám ảnh các em không thể quên. Bởi hơn hết, khi đến trường, thầy cô chính là chuẩn mực của văn hóa, đạo đức để các em học tập. Vậy mà giờ cái "gương" đó đang ra tay tàn nhẫn với một người được coi là đồng nghiệp của mình. Liệu đây có phải là điều mà các em nên học tập?
Chuyện học sinh đánh nhau sẽ trở thành chuyện "thường tình". (Ảnh minh họa)
Khi niềm tin vào thầy cô đã trở nên méo mó trong nhận thức của học sinh thì việc các em không nghe lời, chống đối thậm chí làm những hành động tương tự cũng là điều dễ hiểu. Rồi đây, những trận đánh nhau ngoài trường, trong lớp sẽ còn tiếp tục diễn ra nhưng giáo viên sẽ là người không thể răn dạy các em được nữa bởi chính họ còn đánh nhau cơ mà?
Cũng không hiểu trong một nền giáo dục mà học sinh bạo lực, giáo viên bạo lực thì tính giáo dục đạo đức trong nhà trường đến đâu? Khi thầy cô không còn là chuẩn mực cho các em học tập, vậy các em đến trường còn có ích lợi gì?
Dẫu biết rằng, hành động của một cá nhân không thể lấy đó làm thước đo cho tất cả mọi thầy cô giáo nhưng thiết nghĩ, đã là giáo viên thì mọi hành động lời nói của mình nên cẩn trọng. Bởi trong xã hội hiện đại, khi mà một câu nói cũng có thể trở thành đề tài gây chiến trên mạng xã hội và có sức tác động mạnh mẽ thì hành động đánh người của giáo viên như một “quả bom” có thể gây “sát thương” tới nhận thức của toàn thế hệ học trò.
Chỉ mong những người thực hiện nhiệm vụ "trồng người" cao cả ý thức được công việc vinh quang mà mình đang làm để những hành động đi ngược lại với đạo đức nhà giáo sẽ không còn tiếp diễn trong bức tranh giáo dục vốn đã có nhiều màu tiêu cực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét